Hiệp Khách Quậy Việc gán vinh quang cho một khám phá khoa học thật chẳng bao giờ đơn giản, nhất là khi có hai đội khoa học cạnh tranh, tương tác, cùng tham gia. Đây chính là vấn đề mà ủy ban Nobel phải giải quyết trước khi trao giải thưởng vật lí năm nay cho Saul Perlmutter, Adam Riess và Brian Schmidt. Xin mời đọc tiếp.
Việc gán vinh quang cho một khám phá khoa học thật chẳng bao giờ đơn giản, nhất là khi có hai đội khoa học cạnh tranh, tương tác, cùng tham gia. Đây chính là vấn đề mà ủy ban Nobel phải giải quyết trước khi trao giải thưởng vật lí năm nay cho Saul Perlmutter, Adam Riess và Brian Schmidt.
Perlmutter lãnh đạo Dự án Vũ trụ học Sao siêu mới, còn Schmidt và Riess góp mặt trong chương trình Sao siêu mới Z-cao. Cả hai nhóm đều đi đến kết luận bất ngờ vào năm 1998 rằng tốc độ dãn nở của vũ trụ đang tăng lên, chứ không giảm đi như người ta nghĩ. Vì thế, một giải thưởng sẻ đôi có vẻ khá hợp lí.
Việc xác định để vinh danh ai là người đầu tiên thực hiện một khám phá khoa học không phải lúc nào cũng dễ dàng
Hay là chẳng hợp lí? Hồi năm 2007, Bob Crease đã viết một bài báo nói về khám phá tỏ ra gây tranh cãi trên. Một số thành viên thuộc cả hai đội đặc biệt lo lắng trước bài báo của Crease. Bài báo đã phân tích sâu sắc sự cạnh tranh của hai đội và nêu kết luận rằng thật khó gán vinh quang cho đội nào nếu một ngày nào đó công trình nghiên cứu này được trao Giải Nobel.
Vấn đề nổi lên là thực tế hai đội kình địch nhau đang sử dụng những kĩ thuật khác nhau – cũng như câu hỏi ai đã tường thuật và công bố công trình nghiên cứu của họ trước. Cái mà bài báo của Bob làm sáng tỏ là sự tiến bộ khoa học sâu sắc có duyên nợ như thế nào với sự tham vọng, niềm khao khát, niềm kiêu hãnh, sự ganh đua, sự ngờ vực và những cảm xúc con người hết sức bình thường khác.
Bạn có thể đọc bài báo đó ở đây. Nếu “thích náo nhiệt”, bạn có thể tham gia bình chọn cùng tạp chí Physics World. Câu hỏi họ nêu ra là:
Giải Nobel Vật lý 2011 cho “sự khám phá ra sự dãn nở đang tăng tốc của vũ trụ” đã trao đúng người hay chưa?