Hiệp Khách Quậy Đối với nhiều nhà khoa học, việc có nghiên cứu của mình công bố trên một tạp chí lớn là mục tiêu phấn đấu không ngừng nghỉ, nhất là nếu công bố xuất hiện trên một tạp chí danh giá như Nature thì còn gì bằng. Nhưng đối với cậu bé Neil Ibata 15 tuổi thì đó là chuyện “đã làm xong rồi”. Xin mời đọc tiếp.
Đối với nhiều nhà khoa học, việc có nghiên cứu của mình công bố trên một tạp chí lớn là mục tiêu phấn đấu không ngừng nghỉ, nhất là nếu công bố xuất hiện trên một tạp chí danh giá như Nature thì còn gì bằng. Nhưng đối với cậu bé Neil Ibata 15 tuổi thì đó là chuyện “đã làm xong rồi”.
Làm việc chung với một đội nghiên cứu thiên văn, trong đó có người cha Rodrigo Ibata của cậu, Neil tham gia vào một phân tích các thiên hà lùn xung quanh Andromeda, thiên hà láng giềng gần gũi nhất của chúng ta. Làm việc chung với cha của cậu, Neil đã phát triển mã nguồn cho một mô phỏng máy tính của những thiên thể này. Mô phỏng của cậu cho thấy các thiên hà đó dường như đang quay tròn phối hợp và sắp thẳng hàng trong một cái đĩa mỏng lớn mênh mông – một khám phá hoàn toàn bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu.
Phát biểu với hãng thông tấn AFP, Rodrigo Ibata cho biết ông đang trông đợi kết quả hoàn toàn ngược lạ. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc lắm nó có ý nghĩa gì, nhưng họ tin rằng kết quả trên có thể giúp định hình lại kiến thức của chúng ta về sự hình thành thiên hà.
Và chẳng có ai bất ngờ trước sự thành tựu này của Neil Ibata. Cậu là một người học trò ưu tú tại Trường quốc tế Pontonniers ở Strasbourg. Và ngoài kĩ năng lập trình Python, Ibata biết nói tiếng Đức, tiếng Anh, và tiếng Trung Quốc, và cậu còn biết chơi piano nữa.
Bạn có thể đọc bài báo của Ibata tại đây.
Nguồn: RFI