Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học tại Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) luôn phân biệt rất rõ hai chuyện. Thứ nhất, đúng là một ý tưởng điên rồ nếu đưa bất kì bộ phận cơ thể nào của bạn vào trước hai chùm proton của cỗ máy va chạm mạnh nhất hành tinh này. Mỗi chùm proton gồm 320 nghìn tỉ hạt, nên năng lượng toàn phần lên... Xin mời đọc tiếp.
Các nhà khoa học tại Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) luôn phân biệt rất rõ hai chuyện. Thứ nhất, đúng là một ý tưởng điên rồ nếu đưa bất kì bộ phận cơ thể nào của bạn vào trước hai chùm proton của cỗ máy va chạm mạnh nhất hành tinh này. Mỗi chùm proton gồm 320 nghìn tỉ hạt, nên năng lượng toàn phần lên tới 362 megajoule, đủ để làm tan chảy nửa tấn đồng. Thứ hai, sẽ thật sự rất khó đứng phía trước một chùm hạt, cho dù có ai đó muốn liều đến mức nào chăng nữa. “Nếu bạn cố mở bất kì chỗ nào để có lối vào bên trong LHC – cho dù là lọt vào chút ánh sáng thôi – là cỗ máy va chạm tự động ngừng lại ngay,” phát biểu của nhà vật lí Steven Goldfarb tại LHC ở Thụy Sĩ.
LHC. Ảnh: CERN
Nói ví dụ, giả sử bằng cách nào đó bạn đưa được mặt của bàn vào trong cỗ máy va chạm. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp sau đó thì chưa rõ. Thiệt hại về phương diện vật lí sẽ tùy thuộc vào có bao nhiêu proton va chạm với các hạt nhân trong da thịt của bạn và bao nhiêu proton đi xuyên qua mà không hề hấn gì. Nếu chùm hạt cho ra từng proton độc thân, thì xác suất va chạm là thấp. Tuy nhiên, xét 320 nghìn tỉ proton thì chùm hạt chắc chắn sẽ khoan một cái lỗ xuyên qua mặt của bạn. Câu hỏi đặt ra là cái lỗ đó sẽ trông như thế nào? Khi các proton lao vào bia, ví dụ như một miếng đồng, chúng giải phóng các hạt thứ cấp theo những phương khác nhau, những hạt này lại có thể kích thích thêm những va chạm khác. Như vậy, các chùm hạt sẽ tạo ra một cái lỗ loe rộng dần khi nó đi sâu vào. Điều tương tự có thể xảy ra với cơ thể của bạn: Thay vì khoan một cái lỗ rộng vài micron, một chùm hạt có thể thổi xoáy một khối mô hình nón ra khỏi cơ thể bạn.
Nhà khoa học duy nhất từng bị thương vì máy gia tốc là vào năm 1978, khi một nhà nghiên cứu 36 tuổi tên là Anatoli Bugorski đưa đầu của anh ta vào đường đi của chùm proton trong synchrotron U-70 ở Nga. (Cỗ máy đó yếu hơn LHC một trăm lần.) Theo nhà báo Masha Gessen, người đã phỏng vấn Bugorski cho một bài báo hồi năm 1997, vụ tai nạn đã khoan thủng một cái lỗ từ phía sau đầu anh ta đến ngay bên cạnh lỗ mũi bên trái khiến anh ta bị liệt cơ mặt và bị động kinh. (Không có tư liệu nào nói rõ hình dạng chính xác của cái lỗ khoan đó.) Cái đáng nể là Bugorski vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học sau khi ông hồi phục từ vụ tai nạn có một không hai trong lịch sử.
Theo Popular Science