Bản chất của tia vũ trụ là các hạt proton

Hiệp Khách Quậy Tia vũ trụ là gồm các hạt proton – đó là kết quả mà các nhà khoa học vừa tìm thấy khi họ sử dụng một ma trận lớn gồm nhiều kính thiên văn bố trí trên khắp sa mạc Utah ở Mĩ. Mỗi chiếc kính thiên văn trong ‘dàn trận’ 67 đơn vị ngắm bầu trời với một con mắt đa diện. Cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi các... Xin mời đọc tiếp.

Tia vũ trụ là gồm các hạt proton – đó là kết quả mà các nhà khoa học vừa tìm thấy khi họ sử dụng một ma trận lớn gồm nhiều kính thiên văn bố trí trên khắp sa mạc Utah ở Mĩ. Mỗi chiếc kính thiên văn trong ‘dàn trận’ 67 đơn vị ngắm bầu trời với một con mắt đa diện. Cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà khoa học gọi nó là Mắt Ruồi.

alt

Tia vũ trụ, có nguồn gốc bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta, bắn phá vào bầu khí quyển của chúng ta, trong đó chúng gây ra một cơn mưa hạt sơ cấp. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học tại máy dò Mắt Ruồi Phân giải Cao, tên gọi tắt là HiRes, đặt trong sa mạc Utah, đã xác định được các thành phần tích điện dương tìm thấy tại trung tâm của mỗi nguyên tử là cái cấu thành nên tia vũ trụ. Trước đây, họ đã không đảm bảo rằng các tia năng lượng cao đó không phải là cái gì đó nặng hơn, thí dụ như hạt nhân của một nguyên tử sắt.

Các tia vũ trụ, có nguồn gốc từ bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta, bắn phá vào bầu khí quyển của chúng ta, trong đó chúng gây ra một cơn mưa hạt sơ cấp. Những hạt này làm cho các phân tử nitrogen trong không khí hơi lóe sáng. Năng lượng của lóe sáng đó được ghi lại trong các máy dò quang nhạy gắn trên các kính thiên văn. Các hạt đó tạo ra một hình ảnh dạng nón và một nhánh năng lượng đặc trưng trong các máy dò.

Các tia vũ trụ có năng lượng có thể cao hơn nhiều so với bất cứ thứ gì mà các nhà vật lí tạo ra được. HiRes khảo sát thành phần của các tia vũ trụ với năng lượng lớn hơn một triệu lần năng lượng tạo ra trên Trái đất, thí dụ như trong máy gia tốc tại Máy Va chạm Hadron Lớn.

Máy dò HiRes còn có thể xác định cả hướng của tia vũ trụ đến. John Belz, một thành viện đội nghiên cứu ở trường Đại học Utah, cho biết việc thiết lập hai bộ kính thiên văn mang lại “cái nhìn” nổi lập thể cần thiết để theo vết quỹ đạo đến của các tia vũ trụ. Hai ma trận kính thiên văn, mỗi ‘đội’ chiếm diện tích vài acre, cách nhau khoảng 7 dặm. Nguồn gốc của tia đến có thể định vị đến một vùng to cỡ bằng mặt trăng tròn.

Các nhà thực nghiệm đã giữ số liệu trong vài năm từ tháng 5/1997 đến tháng 4/2006 và gần đây mới công bố công trình của họ trên tạp chí Physical Review Letters.

  • Xuân Nguyễn (theo PhysOrg.com)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm