Hiệp Khách Quậy Một vụ va chạm liên hành tinh khủng khiếp nghe có vẻ chẳng có gì tốt đẹp – nhưng nếu không có nó, thì mọi thứ hóa ra rất khác với bây giờ. Xin mời đọc tiếp.
Sao Hỏa tấn công
Một vụ va chạm liên hành tinh khủng khiếp nghe có vẻ chẳng có gì tốt đẹp – nhưng nếu không có nó, thì mọi thứ hóa ra rất khác với bây giờ.
Một trăm triệu năm trôi qua trong cuộc đời của mặt trời, bụi bặm còn lại từ sự hình thành của nó dần dần đông lại thành các vật thể quay xung quanh trong hệ mặt trời mới sinh. Có những cụm đá nhỏ ở gần mặt trời và những vật thể lớn hơn, băng giá hơn trong những khu vực hẻo lánh lạnh lẽo phía ngoài. Dẫu vậy, có ít cái để phân biệt loại đá thứ ba đó của mặt trời với những loại đá khác.
Đi tìm ánh trăng (Ảnh: KeystoneUSA-ZUMA/Rex Features)
Hệ mặt trời trong đó Trái đất thời nằm nôi tự tìm thấy nó trong đó là một môi trường hay thay đổi, chứa đầy những cụm đá bay vù vù trên những quỹ đạo không theo quy luật nào hết. Chừng 4,5 tỉ năm trước, một trong những khối đá này, một vật thể cỡ sao Hỏa, đã hạ gục hành tinh của chúng ta. Kết quả là một sự sắp xếp lại toàn diện. Một số vật chất va chạm bám vào, trong khi phần còn lại thì bị ném tung vào quỹ đạo cùng với những mảnh vỡ Trái đất bị xới tung lên bởi cú va chạm, nơi nó hình thành nên mặt trăng.
Nghe có vẻ như chẳng là một sự kiện gì đặc biệt thuận lợi. Nhưng may thay, nó mang lại một vệ tinh lớn bất thường so với hành tinh mẹ của nó. Không có cái gì khác như thế trong hệ mặt trời, trong đó các vệ tinh là những vật thể tương đối nhỏ hoặc được bồi tụ dần từ các mảnh vỡ quỹ đạo, hoặc bị bắt giữ bởi sự đi qua. Câu chuyện tương tự diễn ra ở khắp mọi nơi. Những cú va chạm khủng khiếp trong những hệ mặt trời khác sẽ tạo ra nhiều bụi có thể nhìn thấy trước Kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Spitzer, mặc dù một vài hệ bụi như thế đã được tìm thấy, nhưng các va chạm đủ lớn để tạo ra cái gì đó tương tự như mặt trăng có lẽ chỉ xảy ra trong 5 đến 10% hệ mặt trời mà thôi.
Tại sao vật chất hành xử như vậy? Vì kích cỡ của mặt trăng mang lại một bàn tay hấp dẫn đều dặn giúp ổn định độ nghiêng của trục Trái đất. Điều đó ngăn cản những sự thay đổi khủng khiếp trong phân bố của nhiệt mặt trời trên bề mặt của hành tinh, cái có thể dẫn tới những sự biến đổi khí hậu cùng cực, trong đó có những thời kì thường xuyên toàn bộ hành tinh bị băng giá bao phủ. Đó là một thuận lợi lớn cho chúng ta. “Các điều kiện có thể thật tồi tệ cho sự sống phức tạp gốc đất liền nếu không có mặt trăng và độ nghiêng trục biến đổi kịch tính”, theo lời David Spiegel, một nhà khoa học hành tinh tại trường Đại học Princeton.
Trái đất có thể vẫn xuất hiện sự sống nếu không có mặt trăng quá cỡ của nó – ngay cả với một bề mặt băng giá, thì nước bên dưới cũng có thể mang lại môi trường sống tươm tất cho các loài sinh vật biển, Spiegel nói. Chỉ có điều là bản thân chúng ta không thích nghi nổi mà thôi.
Nguồn: New Scientist