5 kỉ lục của các phi thuyền thám hiểm vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Theo các tiêu chuẩn của phi thuyền vũ trụ, Voyager 2 là một vận động viên cừ khôi. Hôm 28 tháng 6 rồi, phi thuyền vũ trụ hoạt động lâu nhất này đã vượt qua ngưỡng 12.000 ngày – gần 33 năm Xin mời đọc tiếp.

Theo các tiêu chuẩn của phi thuyền vũ trụ, Voyager 2 là một vận động viên cừ khôi. Hôm 28 tháng 6 rồi, phi thuyền vũ trụ hoạt động lâu nhất này đã vượt qua ngưỡng 12.000 ngày – gần 33 năm – trong vũ trụ. Nhưng nó không phải là phi thuyền duy nhất từng lập kỉ lục trong ngành du hành vũ trụ. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu sơ lược 5 kỉ lục mà các phi thuyền đã lập được tính cho đến nay.

alt

Hoạt động lâu nhất: Voyager 2

Các tàu thám hiểm Voyager 1 và 2 của NASA được phóng lên theo trình từ ngược, nên Voyager 2 thật ra lớn tuổi hơn. Nó bay vào vũ trụ hôm 20/08/1977, 16 ngày trước người anh em song sinh của nó, và đã thăm viếng qua Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh.

Nó tiếp tục gửi về các số liệu đo của gió mặt trời khi nó đang đi qua ranh giới của hệ mặt trời tiến ra không gian giữa các sao.

Nguồn năng lượng phóng xạ của nso sẽ giữ nó hoạt động cho đến khoảng năm 2025, lúc ấy nó sẽ 48 tuổi.

(Ảnh: NASA / JPL-Caltech)

alt

Nhanh nhất: Helios-B

Sứ mệnh hợp tác Đức-Mĩ, Helios-B, còn gọi là Helios02, là phi thuyền thứ hai trong số hai con tàu vũ trụ đã nghiên cứu mặt trời.

Nó giữ kỉ lục tốc độ nhanh nhất từng thu được với một phi thuyền vũ trụ. Trong lần tiếp cận gần với mặt trời vào năm 1976, nó đã đạt tới tốc độ hơn 250.000 km/h so với ngôi sao mẹ của chúng ta.

Ảnh trên là một nguyên mẫu của con tàu.

(Ảnh: NASA/Trung tâm Vũ trụ Kennedy)

alt

Nhìn sắc nét nhất: Tàu Trinh sát sao Hỏa

Bức ảnh này được chụp bởi Thí nghiệm Chụp ảnh Khoa học Phân giải Cao (HiRISE) trên Tàu Trinh sát sao Hỏa của NASA: camera mạnh nhất từng gửi lên một vật thể khác trong hệ mặt trời.

HiRISE có thể phân biệt những chi tiết nhỏ cỡ 1 mét, và thậm chí có thể chụp ảnh những chi tiết khác nhau của các cỗ xe rô bôt sao Hỏa từ trên quỹ đạo.

(Ảnh: NASA / JPL / Đại học Arizona)

alt

Thiết bị tiếp đất hoạt động lâu nhất: Opportunity

Thiết bị Opportunity của NASA tiếp đất sao Hỏa hôm 25/01/2004 và vẫn hoạt động trong hơn 6 năm 5 tháng sau đó, vượt quá thời gian sống thiết kế của nó đúng 90 ngày.

Người anh em song sinh của nó, Spirit, tiếp đất sớm hơn ba tuần, nhưng đã không còn nghe nói tới kể từ tháng 3 rồi, khi ánh sáng mặt trời hạn chế của mùa đông đã bỏ đói các tấm thu năng lượng mặt trời của nó và buộc nó đi vào ngủ đông.

Nếu nó thức giấc trở lại, nó sẽ giành kỉ lục thiết bị tiếp đất hoạt động lâu nhất của Opportunity.

(Ảnh: Sứ mệnh Tàu Thám hiểm sao Hỏa, Cornell, JPL, NASA)

alt

Đi xa nhất: Voyager 1

Mặc dù Voyager 2 xuất phát trước hai tuần, nhưng Voyager 1 là tàu vũ trụ đi nhanh hơn trong cặp đôi song sinh này, cho nên nó đã đi quãng đường xa hơn.

Hiện nay, nó ở nơi cách xa mặt trời gấp 114 lần khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời, vượt ngoài khoảng cách trung bình 39 lần khoảng cách Trái đất- mặt trời của Diêm vương tinh.

Voyager 1 được kì vọng đi vào không gian giữa các sao trong khoảng 5 năm, thoát ra khỏi cái bọt khổng lồ bao xung quanh mặt trời, còn gọi là nhật quyển, do gió mặt trời tạo ra.

(Ảnh: NASA)

  • Trần Nghiêm (theo New Scientist)


Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm