Hàng nghìn tỉ carat kim cương dưới một miệng hố thiên thạch ở Nga

Hiệp Khách Quậy Chính phủ Nga vừa tiết lộ rằng một lượng khổng lồ kim cương chất lượng cao còn tồn đọng bên dưới một miệng hố thiên thạch ở Siberia, số lượng lên tới “hàng nghìn tỉ carat”. Xin mời đọc tiếp.

Chính phủ Nga vừa tiết lộ rằng một lượng khổng lồ kim cương chất lượng cao còn tồn đọng bên dưới một miệng hố thiên thạch ở Siberia, số lượng lên tới “hàng nghìn tỉ carat”.

Hố Popigai, rộng 100 km và nằm ở miền bắc xa xôi của nước Nga, đã được hình thành khoảng 35,7 triệu năm trước do sự va chạm của một tiểu hành tinh ước tính rộng từ 5 đến 8 km. Vụ va chạm đã tạo ra rất nhiều kim cương nén – chúng hình thành khi một lớp quặng kim cương đang có bị một vật thể lớn rơi trúng – với số lượng theo ước tính đủ để cung cấp cho thị trường kim cương thế giới trong 3.000 tới.

Nikolai Pokhilenko, giám đốc Viện Địa chất và Khoáng vật học Novosibirsk, cho biết rằng những kim cương này “cứng gấp đôi” kim cương bình thường, khiến chúng thật lí tưởng cho công dụng công nghiệp và khoa học. Ông cũng khẳng định dưới hố Popigai có khả năng chứa hàng nghìn tỉ carat kim cương. Một carat được định nghĩa là 200 mg, nó là số đo trọng lượng chuẩn của đá quý và khoáng chất.

Hố Popigai ở miền Siberia nước Nga

Hố Popigai ở miền Siberia nước Nga

Hố Popigai là hố va chạm thiên thạch lớn thứ tư trên thế giới, đứng sau các hố Chicxulub, Sudbury and Vredefort. Chính quyền Liên Xô trước đây đã báo cáo phát hiện ra các trầm tích kim cương hồi thập niên 1970 trong một chuyến thám hiểm khoa học, nhưng họ quyết định giữ bí mật thông tin để không làm náo loạn thị trường thế giới và làm giảm giá trị của mỏ Mirny đã khai thác ở miền viễn đông, lúc cao điểm mỏ này sản xuất đến hàng chục triệu carat kim cương mỗi năm. Mỏ này, hiện nay đã đóng cửa, hiện đang là mỏ khai quật lớn thứ hai trên thế giới, và trực thăng bị cấm bay phía trên vùng trời này vì sợ dòng không khí hướng xuống làm rơi trực thăng.

Trong hơn một thế kỉ kể từ khi phát hiện có kim cương ở các thuộc địa của Anh ở vùng nam châu Phi, tập đoàn de Beers vẫn giữ thế độc chiếm giá cả thị trường kim cương thế giới bởi việc kiểm soát gần 80% nguồn cung của thế giới. Thế độc quyền đó bị phá vỡ vào năm 2000 khi các nước như Nga và Australia bắt đầu phát hiện và sản xuất kim cương từ nguồn mỏ dồi dào của riêng họ, khiến thị trường của de Beers giảm xuống còn khoảng 45%. Nếu mỏ kim cương dưới hố Popigai là lớn như báo cáo, thì ngành công nghiệp kim cương thế giới sẽ còn có những thay đổi lớn – nhất là nếu chất lượng kim cương của họ cao như đã khẳng định.

Trần Nghiêm (thuvienvatly.com)
Nguồn: wired.co.uk

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm