Chân dung Stephen Hawking do rô bôt vẽ

Hiệp Khách Quậy Ẩn sau hình vẽ này là chân dung Stephen Hawking. Xem gần hơn, có thể bạn sẽ thấy nó là một bức phác họa thật đẹp mà những người nghệ sĩ đường phố thường vẽ cho khách du lịch. Nhưng đây không phải là tác phẩm của bàn tay khéo léo của con người, mà là công trình sáng tạo của một con rô bôt. Xin mời đọc tiếp.

alt

Ẩn sau hình vẽ này là chân dung Stephen Hawking. Xem gần hơn, có thể bạn sẽ thấy nó là một bức phác họa thật đẹp mà những người nghệ sĩ đường phố thường vẽ cho khách du lịch. Nhưng đây không phải là tác phẩm của bàn tay khéo léo của con người, mà là công trình sáng tạo của một con rô bôt.

Rô bôt Aikon được chế tạo bởi Frédéric Fol Leymarie và Patrick Tresset, hai nhà khoa học máy tính tại Goldsmiths, Đại học London. Nó cố gắng tái tạo lại quá trình suy nghĩ mà Tresset, vốn từng là một tay vẽ giỏi, thực hiện một cách vô thức khi đang vẽ gương mặt của một người nào đó. Trước tiên, Tresset nhận dạng sự định hướng của gương mặt và tìm những vùng bóng, rồi trong tiềm thức tự tìm ra cách tái dựng những vùng đó với đôi tay của mình. Sự gập cong linh hoạt của cổ tay và áp lực mà ông tì lên bút vẽ làm cho bức phác họa có phong cách đặc trưng riêng của ông. Từ đó, hai nhà khoa học đã nghĩ ra một thuật toán cho phép con rô bôt làm gần đúng những thao tác này một khi camera của nó đã nhận dạng được gương mặt.

Aikon hoàn thành những bức phác thảo của nó thật xuất sắc, nhưng Leymarie cho biết những cơ chế phản hồi sẽ được tích hợp vào những mô hình tương lai, để con rô bôt cải biên những bức họa mà nó vẽ, y như con người vậy.

Nghiên cứu về sự cảm thụ thị giác đang có những bước phát triển nhanh chóng và giúp cho Aikon làm được những công việc phức tạp hơn. Một đội nghiên cứu tại trường Đại học Yeshiva cũng nhận thấy mắt của một người di chuyển theo một kiểu chính xác hơn nhiều khi vẽ một vật so với khi chỉ nhìn nó thôi. Trong khi đó, những sự khác biệt do kinh nghiệm sử dụng bởi các họa sĩ và những người không chuyên đang được nghiên cứu tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Camberwell ở London, sử dụng kĩ thuật quét não MRI chức năng. “Sự tập trung chú ý là rất quan trọng khi chúng ta đang vẽ”, Tresset nói. “Chúng tôi hi vọng sẽ tích hợp được những kết quả nghiên cứu gần đây này vào trong rô bôt trong vòng hai năm tới”.

Đội nghiên cứu hi vọng việc chỉnh sửa phần mềm của họ sẽ dần dần làm hé lộ những thành phần cơ bản của sự sáng tạo. Nhưng sự sáng tạo có thể lập trình được hay không? Và tác phẩm của một cỗ máy thật sự có phải là nghệ thuật hay không?

“Nghệ thuật thì mang nhiều tính ý niệm và phụ thuộc người chiêm ngưỡng cũng như kĩ thuật vậy”, Leymarie nói. “Một câu hỏi vẫn còn chờ trả lời: đó là một cỗ máy có thể nhận ra nghệ thuật hay không?” Một trong những mục tiêu lâu dài của đội nghiên cứu là cho Aikon phát triển sự cảm thụ riêng của nó và tự quyết định xem nên giữ lại hay nên xóa đi những nét vẽ của nó.

Theo New Scientist


Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm