Công nghệ rô bôt gia dụng

Hiệp Khách Quậy Công ti Pháp Robosoft vừa chế tạo một rô bôt tên là Kompai được thiết kế chuyên dụng để hỗ trợ những người lớn tuổi và khuyết tật. Kompai có thể định vị tự động, nói chuyện và hiểu được giọng nói. Giọng nói là phương tiện giao tiếp chính; tuy nhiên, một màn hình cảm ứng với những biểu tượng đơn giản... Xin mời đọc tiếp.

Công ti Pháp Robosoft vừa chế tạo một rô bôt tên là Kompai được thiết kế chuyên dụng để hỗ trợ những người lớn tuổi và khuyết tật. Kompai có thể định vị tự động, nói chuyện và hiểu được giọng nói. Giọng nói là phương tiện giao tiếp chính; tuy nhiên, một màn hình cảm ứng với những biểu tượng đơn giản cũng có thể dùng để nhập lệnh điều khiển.

alt

Robot Kompai được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ những người lớn tuổi và khuyết tật với những công việc vặt vãnh hàng ngày.

Thế hệ đầu tiên của Kompai chính thức được giới thiệu trong tuần này tại Hội nghị Bảo hiểm Chăm sóc Dài hạn ở New Orleans từ 14 đến 17 tháng 3, 2010. Kompai hiện trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển và dành cho những nhà phát triển muốn bổ sung cho những ứng dụng rô bôt riêng của họ nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người lớn tuổi và người tàn tật.

Một thông tin mới khác về Công nghệ Rô bôt là Kojiro, một rô bôt dạng người bắt chước bộ xương người. Kojiro hiện đang được phát triển tại Phòng thí nghiệm Rô bôt JSK thuộc trường đại học Tokyo.

Kojiro được thiết kế nhại theo cách thức bộ xương người, các cơ và dây chằng phối hợp đồng bộ để tạo ra cử động. Một trong những cách tân chủ yếu của Kojiro là xương sống linh hoạt. Giống hệt như xương sống người có thể uốn cong theo những hướng khác nhau, xương sống của Kojiro linh hoạt đồng thời cho phép nó uốn cong theo những hướng khác nhau và vặn vẹo thân hình của nó.

alt

Rô bôt Kojiro tương tự như cấu trúc bộ xương người.

Kojiro sử dụng các động cơ điện một chiều nhẹ cân, hiệu suất cao, đường kính chỉ 0,6 inch và dài 2,5 inch. Các động cơ không có chổi quét hiệu suất cao có thể cung cấp công suất 40 watt. Các động cơ được dùng để kéo những sợi cáp gắn với những vị trí đặc biệt trên cơ thể rô bôt. Hệ thống cáp này mô phỏng cách thức cơ và dây chằng của người hoạt động. Kojiro có xấp xỉ 100 cấu trúc dây chằng-cơ hoạt động phối hợp với nhau để làm cho rô bôt linh hoạt hơn so với cái thu được từ những khớp nối quay cơ giới hóa.

alt

Kojiro nhìn ở đây đang uốn mình về phía trước.

alt

Kojiro nhìn ở đây đang ngả người ra sau.

Vì sự an toàn là quan tâm hàng đầu, nên các nhà nghiên cứu chế tạo cơ thể của rô bôt sử dụng chủ yếu vật liệu nhẹ và dẻo. Những bộ cảm biến góc nối cũng được nhúng vào những khớp nối dạng cầu và sáu bộ cảm biến lực xuyên trục gắn trên các mắt cá chân. Các thiết bị này giúp theo dõi tư thế của Kojiro và vị trí các chi.  

alt

Các vật liệu nhẹ và dẻo được sử dụng chủ yếu vì lí do an toàn.

Tuy nhiên, có một yếu điểm chính trong việc sử dụng một hệ cơ xương và đó là việc điều khiển cơ thể của rô bôt thật khó khăn. Loại hệ này có nhiều tính phi tuyến khiến người ta khó mô phỏng chính xác. Đội nghiên cứu có thể trau chuốt các cử động của Kojiro chỉ sau khi tiến hành nhiều điểu chỉnh nhỏ trên các thông số điều khiển cho đến khi rô bôt có khả năng xử lí những cử động phức tạp hơn.
Mục tiêu cuối cùng là tích hợp điều khiển đầu, xương sống, các cánh tay và chân.

Theo PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm