Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 2: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 2: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học. Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 2: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 2: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề kiểm tra vật lý 12

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 2, noi nang, dinh luat 1 cua nhiet dong luc hoc-55803-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 2 noi nang dinh luat 1 cua nhiet dong luc hoc


Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 2: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Câu 1:
Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit-tông đi lên. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. 
  • (A) 30 J. 
  • (B) 40 J. 
  • (C) -80 J. 
  • (D) -30 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:
Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N. 
  • (A) 1,5 J. 
  • (B) 1,0 J.
  • (C) 0,5 J. 
  • (D) -1 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:
Các phân tử cấu tạo nên vật có thể năng tương tác là do 
  • (A) các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng 
  • (B) các phân tử chịu tác dụng của lực từ của Trái Đất.
  • (C) các phân tử chịu tác dụng của lực hấp dẫn của Trái Đất. 
  • (D) giữa các phân tử có lực tương tác.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:
Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì 
  • (A) động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. 
  • (B) động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. 
  • (C) nội năng của vật giảm. 
  • (D) thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:
Chọn đáp án đúng: Nội năng là 
  • (A) tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật. 
  • (B) tổng của động năng và thế năng của vật. 
  • (C) tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật. 
  • (D) tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng? 
  • (A) Nội năng là nhiệt lượng. 
  • (B) Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật
  • (C) Nội năng của vật chì thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. 
  • (D) Nội năng là một dạng năng lượng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? 
  • (A) Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. 
  • (B) Đơn vị của nội năng là Jun (J). 
  • (C) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật
  • (D) Nội năng không thể biến đổi được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Nội năng của một vật 
  • (A) phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. 
  • (B) phụ thuộc thể tích của vật. 
  • (C) phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật.
  • (D) không phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Nhiệt năng và nội năng khác nhau ở chỗ 
  • (A) nội năng của vật có động năng phân tử còn nhiệt năng thì không. 
  • (B) nhiệt năng của vật có thế năng phân tử còn nội năng thì không. 
  • (C) nội năng của vật có thể năng phân tử còn nhiệt năng thì không.
  • (D) nhiệt năng của vật có động năng phân tử còn nội năng thì không.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Tìm phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây? 
  • (A) Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. 
  • (B) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. 
  • (C) Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. 
  • (D) Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:
Khi năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì 
  • (A) nội năng của vật tăng. 
  • (B) nội năng của vật cũng giảm.
  • (C) nội năng của vật tăng rồi giảm. 
  • (D) nội năng của vật không thay đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Chọn phát biểu không đúng? 
  • (A) Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi cơ năng của vật. 
  • (B) Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật. 
  • (C) Độ biến thiên nội năng U: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.
  • (D) Đơn vị của nội năng là Jun (J).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:
Đơn vị của độ biến thiên nội năng U là 
  • (A) ° 
  • (B) K. 
  • (C) J. 
  • (D) Pa.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Chọn câu đúng? Cách làm thay đổi nội năng bằng hình thức thực hiện công cơ học là 
  • (A) Bỏ miếng kim loại vào nước nóng. 
  • (B) Ma sát một miếng kim loại trên mặt bàn. 
  • (C) Bỏ miếng kim loại vào nước đá. 
  • (D) Hơ nóng miếng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:
Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi lanh kín thì 
  • (A) Kích thước mỗi phân tử khí giảm. 
  • (B) Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. 
  • (C) Khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
  • (D) Số phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:
Một quả bóng rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nội năng của 
  • (A) Chỉ quả bóng và của sân. 
  • (B) Chỉ quả bóng và không khí. 
  • (C) Chỉ mỗi sân và không khí.
  • (D) Quả bóng, mặt sân và không khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:
Điều nào sau đây là sai khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật? 
  • (A) Nội năng của vật có thể biến đổi bằng hai cách: thực hiện công và truyền nhiệt. 
  • (B) Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuyển dời của các vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công. 
  • (C) Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt. 
  • (D) Quá trình làm thay đổi nội năng bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:
Chọn đáp án đúng: Sự truyền nhiệt là 
  • (A) sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 
  • (B) sự truyền trực tiếp nội năng từ vật này sang vật khác
  • (C) sự chuyển hóa năng lượng từ nội năng sang dạng khác. 
  • (D) sự truyền trực tiếp nội năng và chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:
Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng? 
  • (A) Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật. 
  • (B) Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại. 
  • (C) Trong truyền nhiệt có sự truyền động năng từ phân tử này sang phân tử khác. 
  • (D) Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
  • (A) Nhiệt lượng là một dạng năng lượng của vật. 
  • (B) Công là một dạng năng lượng của vật 
  • (C) Nội năng là một dạng năng lượng của vật 
  • (D) Cả nhiệt lượng và nội năng đều là một dạng năng lượng của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:
Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công? 
  • (A) Mài dao. 
  • (B) Đóng đinh. 
  • (C) Khuấy nước. 
  • (D) Nung sắt trong lò.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:
Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là? 
  • (A) Đun nóng nước bằng bếp. 
  • (B) Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm. 
  • (C) Nén khí trong xi lanh. 
  • (D) Cọ xát hai vật vào nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:
Trường hợp nào sau đây nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt?
  • (A) Chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.
  • (B) Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
  • (C) Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. 
  • (D) Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:
Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? 
  • (A) Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. 
  • (B) Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. 
  • (C) Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng. 
  • (D) Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:
Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do
Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do A. Nội năng của chất khí tăng lên.	B. Nội năng của chất khí giảm xuống. 	C. Nội năng của chất khí không thay đổi.	D. Nội năng của chất khí bị mất đi. (ảnh 1)
  • (A) Nội năng của chất khí tăng lên. 
  • (B) Nội năng của chất khí giảm xuống.
  • (C) Nội năng của chất khí không thay đổi. 
  • (D) Nội năng của chất khí bị mất đi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:
Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng? 
  • (A) Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. 
  • (B) Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế. 
  • (C) Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J). 
  • (D) Phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi trong sự truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:
Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
  • (A) Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. 
  • (B) Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • (C) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. 
  • (D) Nhiệt lượng không phải là nội năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng? 
  • (A) J. 
  • (B) kJ. 
  • (C) calo. 
  • (D) N/m2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:
Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là 
Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. (ảnh 1)
  • (A) Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. 
  • (B) Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm giảm nội năng của khối khí. 
  • (C) Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội giảm của khối khí. 
  • (D) Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:
Nguyên lý I của nhiệt động lực học là vận dụng định luật nào sau đây?
  • (A) Định luật bảo toàn động năng. 
  • (B) Định luật bảo toàn cơ năng. 
  • (C) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 
  • (D) Các định luật Niu-tơn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:
Khi nói về nội dung của định luật I nhiệt động lực học phát biểu nào sau đây sai? 
  • (A) Vật nhận nhiệt, nhiệt độ của vật tăng lên. 
  • (B) Vật truyền nhiệt, nhiệt độ của vật giảm. 
  • (C) Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. 
  • (D) Độ biến thiên nội năng của vật bằng hiệu giữa công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:
Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức U =A+Q của nguyên lí I nhiệt động lực học? 
  • (A) Vật nhận công: A<0; vật nhận nhiệt: Q<0. 
  • (B) Vật nhận công: A>0; vật nhận nhiệt: Q>0. 
  • (C) Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt: Q>0. 
  • (D) Vật thực hiện công: A>0; vật truyền nhiệt: Q<0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:
Hệ thức U = A+Q khi Q>0 và A<0 mô tả quá trình 
  • (A) hệ truyền nhiệt và sinh công. 
  • (B) hệ nhận nhiệt và sinh công. 
  • (C) hệ truyền nhiệt và nhận công. 
  • (D) hệ nhận nhiệt và nhận công.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:
Hệ thức U=A+Q khi Q>0 và A>0 mô tả quá trình 
  • (A) hệ truyền nhiệt và sinh công. 
  • (B) hệ nhận nhiệt và sinh công. 
  • (C) hệ truyền nhiệt và nhận công. 
  • (D) hệ nhận nhiệt và nhận công.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:
Hệ thức nào dưới đây là phù hợp với quá trình một khối khí trong bình kín bị nung nóng?
  • (A) U A; A >0. 
  • (B) U-Q; Q>0. 
  • (C) U A; A <0. 
  • (D) U=Q;Q<0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:
Dùng tay nén pit-tông đồng thời nung nóng khí trong một xi lanh. Xác định dấu của A và Q trong biểu thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học 
  • (A) A>0; Q>0. 
  • (B) A<0; Q>0. 
  • (C) A>0; Q<0. 
  • (D) A<0; Q<0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:
Khi hệ truyền nhiệt và thực hiện công thì nội năng của hệ 
  • (A) Không đổi. 
  • (B) Giảm.
  • (C) Tăng.
  • (D) Chưa đủ điều kiện để kết luận.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:
Hơ nóng một khối khí trong ống nghiệm có nút đậy kín (hình a) và kết quả (hình b). Hiện tượng nút bị bật ra khỏi ống là do
Hơ nóng một khối khí trong ống nghiệm có nút đậy kín (hình a) và kết quả (hình b). Hiện tượng nút bị bật ra khỏi ống là doA. nội năng của chất khí tăng lên.	B. nội năng của chất khí giảm xuống. 	C. nội năng của chất khí không thay đổi. 	D. nội năng của chất khí bị mất đi. (ảnh 1)
  • (A) nội năng của chất khí tăng lên. 
  • (B) nội năng của chất khí giảm xuống. 
  • (C) nội năng của chất khí không thay đổi. 
  • (D) nội năng của chất khí bị mất đi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:
Chọn phát biểu đúng nhất. 
  • (A) Động cơ nhiệt là động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng. 
  • (B) Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng. 
  • (C) Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng. 
  • (D) Động cơ nhiệt là động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:
Người ta thực hiện công 80 J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khí . 
  • (A) Tăng 120 J. 
  • (B) Giảm 120 J. 
  • (C) Giảm 40 J.
  • (D) Tăng 40 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:
Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J Nội năng của vật 
  • (A) Tăng 80 J. 
  • (B) Giảm 80 J. 
  • (C) Không thay đổi.
  • (D) Giảm 320 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:
Người ta truyền cho khí trong xi lanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J, đẩy pit-tông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là 
  • (A) -170 J. 
  • (B) 30 J. 
  • (C) 170 J.
  • (D) -30 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:
Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong xi lanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 20 J Cho kết luận đúng 
  • (A) Khí truyền nhiệt là 80 J. 
  • (B) Khí nhận nhiệt 80 J. 
  • (C) Khí truyền nhiệt 120 J. 
  • (D) Khí nhận nhiệt 120 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:
Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pit-tông di chuyển đều một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn 20 N. Độ biến thiên nội năng khối khí là 
  • (A) 1 J. 
  • (B) -1 J. 
  • (C) -0,5 J. 
  • (D) 0,5 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:
Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn x với một lực có độ lớn 25 N Nội năng của khi tăng thêm là 0,5 J. Giá trị của x là 
  • (A) 8 cm. 
  • (B) 6 cm. 
  • (C) 10 cm.
  • (D) 2 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:
Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m Lấy g=9,8 m/s2. Độ biến thiên nội năng của hệ quả bóng, sàn, không khí trong quá trình trên bằng 
  • (A) 2,94 J. 
  • (B) 3,00 J. 
  • (C) 2,94 J.
  • (D) 6,96 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm.

 

 

b) Nước đá đang tan thì nội năng của nó tăng.

 

 

c) Hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ không đổi thì nội năng của nó giảm.

 

 

d) Vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng thì nội năng của nó tăng.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Nội năng của hệ là một dạng năng lượng và có thể thay đổi được.

 

 

b) Thực hiện công và truyền nhiệt không làm thay đổi nội năng của hệ.

 

 

c) Công tác động lên hệ có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng.

 

 

d) Nói chung, nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích, nên trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi nội năng của hệ phải thay đổi.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Hệ đứng yên vẫn có khả năng sinh công do có nội năng.

 

 

b) Nội năng bao gồm tổng động năng phân tử và thế năng phân tử.

 

 

c) Nội năng không phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

 

 

d) Phần nội năng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:

Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè?

Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè? (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 51:
Ví dụ chứng tỏ nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 52:

Giải thích hiện tượng nút bị đẩy bật ra khỏi ống bằng mô hình động học phân tử

👉 Xem giải chi tiết

Câu 53:

Việc thay đổi lượng không khí chứa trong ống nghiệm có ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 54:

Các cách làm thay đổi nội năng của một vật (hoặc hệ vật).

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 2 noi nang dinh luat 1 cua nhiet dong luc hoc

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề kiểm tra vật lý 12

BÀI VIẾT NỔI BẬT