Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học có đáp án. Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat ly 12 kntt bai 2, noi nang, dinh luat i cua nhiet dong luc hoc co dap an-55504-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat ly 12 kntt bai 2 noi nang dinh luat i cua nhiet dong luc hoc co dap an


Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học có đáp án

Câu 1:
Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?
 
  • (A) Nội năng là nhiệt lượng.   
  • (B) Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật    
  • (C) Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.   
  • (D) Nội năng là một dạng năng lượng.  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:
Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? 
  • (A) Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. 
  • (B) Đơn vị của nội năng là Jun (J).
  • (C) Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. 
  • (D) Nội năng không thể biến đổi được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:
Nội năng của một vật 
  • (A) phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
  • (B) phụ thuộc thể tích của vật.
  • (C) phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật. 
  • (D) không phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:
Khi năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì 
  • (A) nội năng của vật tăng. 
  • (B) nội năng của vật cũng giảm. 
  • (C) nội năng của vật tăng rồi giảm. 
  • (D) nội năng của vật không thay đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:
Chọn phát biểu không đúng? 
  • (A) Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi cơ năng của vật. 
  • (B) Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật. 
  • (C) Độ biến thiên nội năng U: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình. 
  • (D) Đơn vị của nội năng là Jun (J).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Đơn vị của độ biến thiên nội năng U là 
  • (A) ° 
  • (B) K. 
  • (C) J. 
  • (D) Pa.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Chọn câu đúng? Cách làm thay đổi nội năng bằng hình thức thực hiện công cơ học là 
  • (A) Bỏ miếng kim loại vào nước nóng. 
  • (B) Ma sát một miếng kim loại trên mặt bàn. 
  • (C) Bỏ miếng kim loại vào nước đá. 
  • (D) Hơ nóng miếng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi lanh kín thì
  • (A) Kích thước mỗi phân tử khí giảm. 
  • (B) Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
  • (C) Khối lượng mỗi phân tử khí giảm. 
  • (D) Số phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Một quả bóng rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nội năng của 
  • (A) Chỉ quả bóng và của sân. 
  • (B) Chỉ quả bóng và không khí. 
  • (C) Chỉ mỗi sân và không khí. 
  • (D) Quả bóng, mặt sân và không khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công? 
  • (A) Mài dao.
  • (B) Đóng đinh.
  • (C) Khuấy nước. 
  • (D) Nung sắt trong lò.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?

a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1 cm2 Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1 cm2 Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1 cm2 Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 6,0 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20,0 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1 cm2 Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Nếu thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 30 J. Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit-tông đi lên. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat ly 12 kntt bai 2 noi nang dinh luat i cua nhiet dong luc hoc co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT