Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học

Taluma

500 Lượt tải

Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học. Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học
Để download tài liệu Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 2, noi nang, dinh luat i cua nhiet dong luc hoc-55519-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 2 noi nang dinh luat i cua nhiet dong luc hoc


Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học

Câu 1:
Nội năng của một vật là
  • (A) tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • (B) tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • (C) năng lượng nhiệt của vật.
  • (D) tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:
Nội năng của một vật phụ thuộc vào
  • (A) nhiệt độ và thể tích của vật.
  • (B) nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.
  • (C) khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
  • (D) tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau:

Nội dung

Đúng

Sai

a) Động năng của các phân tử trong một khối khí xác định là như nhau.

 

 

b) Thế năng của mỗi phân tử khí trong một bình kín là giống nhau.

 

 

c) Nội năng của một khối khí không liên quan tới năng lượng của các nguyên tử tạo thành khối khí đó.

 

 

d) Nội năng của một khối khí phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của khối khí đó.

 

 

e) Trong quá trình đun nóng một ấm nước, nội năng của lượng nước trong ấm tăng dần.

 

 

g) Khi ta thực hiện công để nén một khối khí mà không làm thay đổi nhiệt độ của nó thì nội năng của khối khí không thay đổi.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Hãy thiết kế và thực hiện một phương án thí nghiệm để thấy được mối liên hệ giữa nội năng của vật và năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Khi nội năng của một vật tăng lên thì năng lượng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật cũng tăng lên. Khi đó

  • (A) chỉ có động năng của các phân tử tăng lên.
  • (B) chỉ có thế năng các phân tử tăng lên.
  • (C) động năng của các phân tử chắc chắn tăng lên còn thế năng của chúng có thể thay đổi không đáng kể.
  • (D) động năng và thế năng của các phân tử chắc chắn cùng tăng lên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Hãy tìm câu sai trong các câu sau: Để làm thay đổi nội năng của một vật, ta

  • (A) cung cấp nhiệt lượng cho vật.
  • (B) thực hiện công nhấc vật lên theo phương vuông góc với mặt đất một đoạn 1 m.
  • (C) cho vật trượt từ độ cao 1 m xuống mặt đất bằng mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 60° so với mặt đất.
  • (D) cho vật truyền nhiệt lượng sang một vật khác có nhiệt độ thấp hơn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Một bạn học sinh dùng ấm điện cung cấp nhiệt lượng 334 000 J cho 1 kg nước đá ở 0 °C để nó nóng chảy hoàn toàn thành nước lỏng ở 0 °C. Khi đó
  • (A) Nội năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu 334 000 J.
  • (B) Tổng thế năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là 334 000 J.
  • (C) Tổng động năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là 334 000 J.
  • (D) Nhiệt năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu là 334 000 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Trong công nghệ khí nén, người ta sử dụng điện năng sinh công để nén một lượng khí lớn vào trong một bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn và gọi đây là bình tích áp. Van đóng mở bình tích áp này được lắp nối với một ống dẫn khí và cuối đường ống sẽ là bộ phận (như phanh ô tô) hoặc dụng cụ cơ khí (như khoan bắt vít trong sửa ô tô, xe máy). Chú ý rằng, trong quá trình nén khí, động cơ điện sẽ lấy thêm không khí bên ngoài nén vào trong bình. Trong quá trình khối khí sinh công làm phanh ô tô hoặc quay trục khoan bắt vít sẽ có một lượng khí thoát ra. Một người thợ cơ khí sử dụng 5 000 J năng lượng điện cho máy nén khí thì có thể nén được 3 m3 không khí vào trong bình tăng áp có dung tích 250 lít. Hiệu suất của máy nén bằng 90%.

1. Lượng khí trong bình tích áp có khả năng sinh được công bằng bao nhiêu?

2. Xác định sự thay đổi nội năng của lượng khí trong bình lúc đầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Bình tích áp ở Bài 2.8 sau khi nén xong có nhiệt độ cao hơn so với môi trường, sau khoảng 20 phút thì nhiệt độ của bình mới bằng nhiệt độ môi trường. Một nhiệt lượng bằng 500 J đã trao đổi giữa bình tích áp và môi trường trong quá trình này.

1. Bình tích áp đã nhận thêm nhiệt lượng hay truyền bớt nhiệt lượng?

2. Nếu người thợ đã sử dụng 2 000 J phục vụ cho công việc của mình thì có thể xác định được nội năng của lượng khí còn lại không? Tại sao?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Người ta thực hiện công để nén 6 m3 khí oxygen ở điều kiện bình thường vào trong một bình dung tích 40 lít để sử dụng trong y tế. Oxygen trong bình lúc này ở thể lỏng. Sau khi xong việc, người ta chờ khoảng 20 phút để nhiệt độ của bình oxygen tương đương với nhiệt độ môi trường rồi mới đưa vào bệnh viện sử dụng.

1. Các đại lượng nào sau đây của các phân tử trong khối khí nén đưa vào sử dụng sẽ tăng lên so với lúc đầu: động năng, thế năng của các phần tử khí, nội năng, kích thước phân tử?

2. Áp dụng định luật 1 nhiệt động lực học để giải thích mối liên hệ giữa độ biến thiên nội năng của khối khí lúc đầu với công thực hiện nén khí và nhiệt lượng mà bình khí nén đã trao đổi với môi trường.

3. Sau khi mở van bình oxygen, người ta có thể thấy rõ van kim loại sẽ mát hơn bình thường. Hãy giải thích tại sao?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một động cơ hơi nước cần một nồi hơi “súp de” để đun nước sôi tạo hơi. Việc giãn nở của hơi tạo áp lực đẩy lên pit-tông hay các cánh turbine, khi đó chuyển động thẳng được chuyển thành chuyển động quay để quay bánh xe hay truyền động cho các bộ phận cơ khí khác. Để vận hành một động cơ hơi nước có công suất 30 kW thì nồi hơi súp de cần liên tục nhận được nhiệt lượng bằng 40 000 J mỗi giây.

1. Tính phần hao phí nhiệt lượng của nồi hơi súp de.

2. Người ta cung cấp nhiệt lượng cho nồi hơi súp de bằng việc đốt than đá, hiệu suất động cơ hơi nước này là 20%. Hãy tính công suất toả nhiệt ở lò than.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Biến đổi khí hậu hiện nay có đóng góp chính do các hoạt động của con người như đốt nhiều nguyên liệu hoá thạch gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, tức là nhiệt độ của bầu khí quyển tăng lên. Hãy vận dụng định luật I của nhiệt động lực học để giải thích tại sao khi nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm xuất hiện nhiều hình thái thời tiết tiêu cực hơn.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 2 noi nang dinh luat i cua nhiet dong luc hoc

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT