Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí, 2025 mới (Đề số 3)

Taluma

500 Lượt tải

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí, 2025 mới (Đề số 3). Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí, 2025 mới (Đề số 3)
Để download tài liệu Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí, 2025 mới (Đề số 3) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: ,2025 moi, de on thi tot nghiep thpt vat li ,de so 3,-54626-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: 2025 moi de on thi tot nghiep thpt vat li de so 3


Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí, 2025 mới (Đề số 3)

Câu 1:

Khi làm nóng liên tục vật rắn vô định hình, vật rắn mềm đi và chuyển dần sang thể lỏng một cách liên tục. Trong quá trình này nhiệt độ của vật ...(1). Do đó, vật rắn vô định hình ...(2). Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp.

  • (A) (1) tăng lên liên tục; (2) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • (B) (1) giữ ổn định; (2) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
  • (C) (1) giữ ổn định; (2) có nhiệt độ nóng chảy xác định được.
  • (D) (1) tăng lên liên tục; (2) có nhiệt độ nóng chảy xác định được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Nhiệt động lực học là lĩnh vực nghiên cứu về năng lượng nhiệt và sự truyền nhiệt. Nhiệt động lực học ra đời vào giữa thế kỉ XIX trong quá trình con người tìm hiểu về sự chuyền hóa năng lượng dự trữ trong các nhiên liệu thành

  • (A) năng lượng điện để chế tạo các động cơ nhiệt.
  • (B) cơ năng để chế tạo các máy lạnh.
  • (C) cơ năng đề chế tạo các động cơ nhiệt.
  • (D) năng lượng ánh sáng để chế tạo các động cơ nhiệt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Nếu nhiệt truyền từ một cái bàn sang một khối băng chuyển động ngang trượt trên mặt bàn thì điều nào sau đây phải đúng?

  • (A) Mặt bàn gồ ghề và có ma sát giữa mặt bàn và mặt băng.
  • (B) Khối băng lạnh hơn cái bàn.
  • (C) Khối băng đang chuyển pha.
  • (D) Khối băng đang ở nhiệt độ điểm ba.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?

  • (A) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
  • (B) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • (C) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
  • (D) Nhiệt lượng không phải là nội năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:
Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng? 
  • (A) Nội năng là nhiệt lượng. 
  • (B) Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật A cũng lớn hơn nhiệt độ của vật  
  • (C) Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. 
  • (D) Nội năng là một dạng năng lượng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một lượng khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10,0 lít đến 4,0 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là

  • (A) \(0,3\;{\rm{atm}}.\)         
  • (B) \(0,5\;{\rm{atm}}.\)     
  • (C) \(1,0\;{\rm{atm}}.\)     
  • (D) \(0,25\;{\rm{atm}}.\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Nếu nhiệt độ của khí lí tưởng chứa trong bình tăng, 
  • (A) tốc độ của từng phân tử trong bình sẽ tăng lên. 
  • (B) căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử trong hộp sẽ tăng lên. 
  • (C) khoảng cách giữa các phân tử trong hộp sẽ tăng lên. 
  • (D) Kích thước của mỗi phân tử tăng lên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Mỗi lần bơm đưa được \({V_0} = 80\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\) không khí vào một lốp xe máy (loại liền săm). Sau khi bơm, diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường là \(20\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}.\) Thể tích chứa khí của lốp xe là \(2000\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}.\) Áp suất khí quyển \({p_0} = 1\;{\rm{atm}}.\) Trọng lượng xe đặt lên bánh xe là \(800\;{\rm{N}}.\) Coi nhiệt độ là không đổí, thể tích của săm xe là không đồi. Biết \(1\;{\rm{atm}} = {10^5}\;{\rm{N}}/{{\rm{m}}^2}.\) Số lần bơm là

  • (A) 100.                                   
  • (B) 50.                                 
  • (C) 125.                              
  • (D) 150.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một giọt nước hình cầu có bán kính \(1,0\mu {\rm{m}}\) mang điện âm với độ lớn điện tích là \(6,4 \cdot {10^{ - 19}}{\rm{C}}.\) Lấy \(g = 9,8\;{\rm{m}}/{{\rm{s}}^2},\) khối lượng riêng của nước là \(1,{0.10^3}\;{\rm{kg}}/{{\rm{m}}^3}.\) Cường độ điện trường (theo phương thẳng đứng) có độ lớn tối thiểu để giọt nước không rơi xuống là

  • (A) \(6,4 \cdot {10^4}\;{\rm{V}}/{\rm{m}}.\)                
  • (B) \(5,4 \cdot {10^4}\;{\rm{V}}/{\rm{m}}.\)                                      
  • (C) \(4,4 \cdot {10^4}\;{\rm{V}}/{\rm{m}}.\)                                      
  • (D) \(7,{4.10^4}\;{\rm{V}}/{\rm{m}}.\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là sai? 
  • (A) Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ. 
  • (B) Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm trong từ trường về mặt tác dụng lực. 
  • (C) Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường. 
  • (D) Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:
Một quả cầu kim loại (chưa nhiễm từ) được treo bằng một sợi dây. Khi đưa cực bắc của một thanh nam châm lại gần, quả cầu bị nam châm hút rất mạnh. Sau đó, đảo ngược nam châm và cực nam của nó được đưa lại gần quả cầu. Quả cầu sẽ bị 
  • (A) nam châm đẩy mạnh. 
  • (B) nam châm hút yếu. 
  • (C) nam châm đẩy yếu. 
  • (D) nam châm hút mạnh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một vòng dây dẫn được đặt nằm theo phương ngang trong từ trường, trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là đúng?

  • (A) Có độ lớn tăng dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • (B) Có độ lớn giảm dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • (C) Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • (D) Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng lên trên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Giữa hai đầu một điện trở R có một hiệu điện thế không đổi là U, công suất toả nhiệt ở R là \(\mathcal{P}.\) Nếu giữa hai đầu điện trở R này có một điện áp xoay chiều với giá trị cực đại cũng là U thì công suất toả nhiệt ở R là

  • (A) \(\mathcal{P}.\)                
  • (B) \(\mathcal{P}\sqrt 2 .\)  
  • (C) \(\mathcal{P}/2.\)        
  • (D) \(2\mathcal{P}.\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Số nucleon trung hòa trong hạt nhân \(_{13}^{27}{\rm{Al}}\) là 
  • (A) 13 . 
  • (B) 27 . 
  • (C) 14 . 
  • (D) 40 .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:
Khi nói về các tia phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai? 
  • (A) Tia \(\alpha \) là dòng các hạt mang điện tích dương. 
  • (B) Tia \({\beta ^ - }\)là dòng các hạt electron. 
  • (C) Tia \({\beta ^ + }\)là dòng các hạt neutrino.
  • (D) Tia \(\gamma \) là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Biết khối lượng của các hạt proton, neutron và hạt nhân \(_{15}^{31}{\rm{P}}\) lần lượt là \(1,0073{\rm{u}};1,0087{\rm{u}};30,9655{\rm{u}}.\) Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{15}^{31}{\rm{P}}\)

  • (A) 0,2749 MeV/nucleon.                                                 
  • (B) 263,8 MeV/nucleon.
  • (C) 8,510 MeV/nucleon.                                               
  • (D) 17,07 MeV/nucleon.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Cho phản ứng phân hạch có phương trình:

\(_0^1{\rm{n}} + _{94}^{239}{\rm{Pu}} \to _{54}^{134}{\rm{Xe}} + _{40}^{103}{\rm{Zr}} + X_0^1{\rm{n}}.\)

Giá trị của X là

  • (A) 1 .                                      
  • (B) 2 .                                  
  • (C) 3 .                                 
  • (D) 4 .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Để xác định tuổi của một cổ vật bằng gỗ, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định tuổi theo lượng \(_6^{14}{\rm{C}}.\) Khi cây còn sống, nhờ sự trao đổi chất với môi trường nên tỉ số giữa số nguyên tử \(_6^{14}{\rm{C}}\) và số nguyên tử \(_6^{12}{\rm{C}}\) có trong cây luôn không đổi. Khi cây chết, sự trao đổi chất không còn nữa trong khi \(_6^{14}{\rm{C}}\) là chất phóng xạ \({\beta ^ - }\)với chu kì bán rã 5730 năm nên tỉ số giữa số nguyên tử \(_6^{14}{\rm{C}}\) và số nguyên tử \(_6^{12}{\rm{C}}\) có trong gỗ sẽ giảm. Một mảnh gỗ của cổ vật có số phân rã của \(_6^{14}{\rm{C}}\) trong 1 giờ là 547 . Biết rằng với mảnh gỗ cùng khối lượng của cây cùng loại khi mới chặt thì số phân rã của \(_6^{14}{\rm{C}}\) trong 1 giờ là 855. Tuổi của cổ vật là

  • (A) 1527 năm.                         
  • (B) 5104 năm.                     
  • (C) 4027 năm.                     
  • (D) 3692 năm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một khối khí đựng trong xilanh có pít-tông. Ân pít-tông xuống dưới. Trong quá trình chuyển động của pít-tông,

a) khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một khối khí đựng trong xilanh có pít-tông. Ân pít-tông xuống dưới. Trong quá trình chuyển động của pít-tông,

a) khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một khối khí đựng trong xilanh có pít-tông. Ân pít-tông xuống dưới. Trong quá trình chuyển động của pít-tông,

a) khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một khối khí đựng trong xilanh có pít-tông. Ân pít-tông xuống dưới. Trong quá trình chuyển động của pít-tông,

a) khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một bình khí nén dành cho thợ lặn có dung tích \(V = 8,00\) lít chứa khí có áp suất \({p_1} = 8,50\) atm ở nhiệt độ 27,0°C. Khối lượng tổng cộng của bình và khí là 1,52 kg. Mở khoá bình để một phần khí thoát ra ngoài.

a) Xả khí chậm, nhiệt độ khí trong bình coi như không đổi. Khối lượng của bình và khí còn lại là 1,48 kg, áp suất giảm đến \({p_2} = 4,25\;{\rm{atm}}.\) Khối lượng của khí trong bình khí nén đã xả ra ngoài là 0,04 kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một bình khí nén dành cho thợ lặn có dung tích \(V = 8,00\) lít chứa khí có áp suất \({p_1} = 8,50\) atm ở nhiệt độ 27,0°C. Khối lượng tổng cộng của bình và khí là 1,52 kg. Mở khoá bình để một phần khí thoát ra ngoài.

a) Xả khí chậm, nhiệt độ khí trong bình coi như không đổi. Khối lượng của bình và khí còn lại là 1,48 kg, áp suất giảm đến \({p_2} = 4,25\;{\rm{atm}}.\) Khối lượng của khí trong bình khí nén đã xả ra ngoài là 0,04 kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một bình khí nén dành cho thợ lặn có dung tích \(V = 8,00\) lít chứa khí có áp suất \({p_1} = 8,50\) atm ở nhiệt độ 27,0°C. Khối lượng tổng cộng của bình và khí là 1,52 kg. Mở khoá bình để một phần khí thoát ra ngoài.

a) Xả khí chậm, nhiệt độ khí trong bình coi như không đổi. Khối lượng của bình và khí còn lại là 1,48 kg, áp suất giảm đến \({p_2} = 4,25\;{\rm{atm}}.\) Khối lượng của khí trong bình khí nén đã xả ra ngoài là 0,04 kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Một bình khí nén dành cho thợ lặn có dung tích \(V = 8,00\) lít chứa khí có áp suất \({p_1} = 8,50\) atm ở nhiệt độ 27,0°C. Khối lượng tổng cộng của bình và khí là 1,52 kg. Mở khoá bình để một phần khí thoát ra ngoài.

a) Xả khí chậm, nhiệt độ khí trong bình coi như không đổi. Khối lượng của bình và khí còn lại là 1,48 kg, áp suất giảm đến \({p_2} = 4,25\;{\rm{atm}}.\) Khối lượng của khí trong bình khí nén đã xả ra ngoài là 0,04 kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Ban đầu có \(15,0\;{\rm{g}}\) cobalt \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) là chấtphóng xạ với chu kì bán rã T=5,27 năm. Sản phẩm phân rã là hạt nhân bền \(_{28}^{60}{\rm{Ni}}.\)

a) Tia phóng xạ phát ra là tia \(\beta .\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Ban đầu có \(15,0\;{\rm{g}}\) cobalt \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) là chấtphóng xạ với chu kì bán rã T=5,27 năm. Sản phẩm phân rã là hạt nhân bền \(_{28}^{60}{\rm{Ni}}.\)

a) Tia phóng xạ phát ra là tia \(\beta .\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Ban đầu có \(15,0\;{\rm{g}}\) cobalt \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) là chấtphóng xạ với chu kì bán rã T=5,27 năm. Sản phẩm phân rã là hạt nhân bền \(_{28}^{60}{\rm{Ni}}.\)

a) Tia phóng xạ phát ra là tia \(\beta .\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

chọn đúng hoặc sai với mỗi ý a), b), c), d)

Ban đầu có \(15,0\;{\rm{g}}\) cobalt \(_{27}^{60}{\rm{Co}}\) là chấtphóng xạ với chu kì bán rã T=5,27 năm. Sản phẩm phân rã là hạt nhân bền \(_{28}^{60}{\rm{Ni}}.\)

a) Tia phóng xạ phát ra là tia \(\beta .\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Vào mùa hè, một số người thường có thói quen uống trà đá. Để có một cốc trà đá chất lượng, người chủ quán rót khoảng 0,250 kg trà nóng ở 80,0°C vào cốc, sau đó cho tiếp m kg nước đá 0°C. Cuối cùng được cốc trà đá ở nhiệt độ phù hợp nhất là 10,0°C. Bỏ qua hao phí do trao đổi nhiệt với môi trường và cốc. Nhiệt dung riêng của nước là 4,20 kJ/kg°C; nhiệt nóng chảy của nước đá là \(3,33 \cdot {10^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}.\) Giá trị của m là bao nhiêu kg? (Viết kết quả đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Một lượng khí lí tưởng được đun nóng, khi nhiệt độ tăng thêm 100 K thì căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử khí tăng từ \(100\;{\rm{m}}/{\rm{s}}\) lên \(150\;{\rm{m}}/{\rm{s}}.\) Phải tăng thêm nhiệt độ của chất khí lên bao nhiêu để căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử khí tăng từ \(150\;{\rm{m}}/{\rm{s}}\) đến \(250\;{\rm{m}}/{\rm{s}}\) ? (Viết kết quả gồm 3 chữ số).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:
Dùng thông tin sau đâyy cho Câu 37 và Câu 38: Ba dây dẫn dài song song theo thứ tự lần lượt là 1,2 và 3. Các dây dẫn này ở trong cùng một mặt phẳng, cách đều nhau 10 cm. Dòng điện trong mỗi dây có cường độ 20 A và cùng chiều. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là \(B = 2,{0.10^{ - 7}}\left( {\frac{I}{r}} \right),\) với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).

Độ lớn của hợp lực do dây 1 và dây 2 tác dụng lên một mét dây 3 là bao nhiêu miliniutơn?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:
Dùng thông tin sau đâyy cho Câu 37 và Câu 38: Ba dây dẫn dài song song theo thứ tự lần lượt là 1,2 và 3. Các dây dẫn này ở trong cùng một mặt phẳng, cách đều nhau 10 cm. Dòng điện trong mỗi dây có cường độ 20 A và cùng chiều. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là \(B = 2,{0.10^{ - 7}}\left( {\frac{I}{r}} \right),\) với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).

Độ lớn của hợp lực do dây 1 và dây 2 tác dụng lên một mét dây 3 là bao nhiêu miliniutơn?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:
Dùng thông tin sau cho Câu 39 và Câu 40: Xét phản ứng tổng hợp hạt nhân:

\(_1^2{\rm{D}} + _1^2{\rm{D}} \to _2^3{\rm{He}} + _0^1{\rm{n}}.\)

Biết rằng, khối lượng của các nguyên tử \(_1^2{\rm{D}},_2^3{\rm{He}}\) và khối lượng hạt neutron lần lượt là: \(2,0141{\rm{u}};3,0160{\rm{u}};1,0087{\rm{u}}.\)

Xác định năng lượng toả ra của một phản ứng. (Kết quả tính theo đơn vị MeV và lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:
Dùng thông tin sau cho Câu 39 và Câu 40: Xét phản ứng tổng hợp hạt nhân:

\(_1^2{\rm{D}} + _1^2{\rm{D}} \to _2^3{\rm{He}} + _0^1{\rm{n}}.\)

Biết rằng, khối lượng của các nguyên tử \(_1^2{\rm{D}},_2^3{\rm{He}}\) và khối lượng hạt neutron lần lượt là: \(2,0141{\rm{u}};3,0160{\rm{u}};1,0087{\rm{u}}.\)

Xác định năng lượng toả ra của một phản ứng. (Kết quả tính theo đơn vị MeV và lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO 2025 moi de on thi tot nghiep thpt vat li de so 3

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT