Những vùng biển giàu có nhất địa cầu

Hiệp Khách Quậy Chắc chắn Vịnh Mexico là một trong những vùng đại dương đa dạng sinh học bậc nhất thế giới, mặc dù hiện nay nó phải đối mặt trước thảm họa dầu tràn, đó là chưa nói tới những “vùng chết” rộng lớn được báo trước do chất... Xin mời đọc tiếp.

Vịnh Mexico

Chắc chắn Vịnh Mexico là một trong những vùng đại dương đa dạng sinh học bậc nhất thế giới, mặc dù hiện nay nó phải đối mặt trước thảm họa dầu tràn, đó là chưa nói tới những “vùng chết” rộng lớn được báo trước do chất thải nông nghiệp từ Mĩ.

Có hơn 15.000 loài sinh vật đã biết phân tán trên diện tích chỉ 1,5 triệu km2 đại dương – mật độ loài cao hơn nhiều so với các vùng biển xung quanh lục địa Australia, nơi được biết có 40.000 loài sinh sống trên diện tích 13,6 triệu km2.

Loài cỏ kiểu cây bắt mồi này được tìm thấy ở độ sâu 1500 mét. Giống như loài vật thực vật đất liền có cùng tên, nó khép các tua xúc tu lại để bắt giữ con mồi.

(Ảnh: I. MacDonald)

Biển Australia

Các vùng biển xung quanh Australia là một số vùng biển giàu có bậc nhất trên Trái đất. Khoảng 40.000 loài đã được ghi nhận sinh sống ở đây, với con số tổng cộng thật sự có khả năng cao đến cỡ 250.000 loài – và đó là chưa tính đến Vỉa Đá ngầm Lớn ở gần đấy.

Gần phân nửa số lượng đa dạng này thuộc về loài thân mềm (25%) và giáp xác (19%), thay vì những loài sinh vật dễ nhận ra hơn như cá voi và rùa. Kiểu phân bố này có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới.

Con cá rồng này sống ở những độ sâu lạnh lẽo, tối tắm của vùng đại dương Australia. Thức ăn thật khó tìm ở độ sâu như vậy, cho nên nó phải giữ lại chúng một khi nó tìm được – và đó là nguyên do vì sao trên lưỡi của nó lại có răng.

(Ảnh: Julian Finn, Museum Victoria)

Biển Nhật Bản

Loài ốc biển mới này được tìm thấy đang sống trên một bộ xương cá nhà táng chìm sâu dưới đáy biển. Đôi mắt nhỏ xíu của nó (góc dưới bên phải) được bảo vệ bởi những miếng chắn tạo ra trên đầu của nó.

Vùng biển duyên hải Nhật bản là ngôi nhà của hơn 155.000 loài ốc biển, mặc dù ít người biết tới khoảng 120.000 loài trong số này. Điều này khiến biển Nhật Bản là một trong những vùng đa dạng sinh học bậc nhất trên khắp cõi đại dương, cùng với vùng biển khơi Australia và Trung Hoa.

Nhưng biển Nhật Bản đang phải đối mặt trước nhiều mối đe dọa, trong đó có “loài tảo sát thủ” Caulerpa taxifolia – một trong những loài xâm lấn gây phá hoại nghiêm trọng nhất từng được biết đến.

(Ảnh: Yoshihiro Fujiwara/JAMSTEC)

Biển Nam Phi

Cá mập trắng cỡ lớn như con này sống trên khắp thế giới, nhưng chúng đặc biệt đông đúc ở ngoài khơi Mũi Tây thuộc Nam Phi, nơi những người khách du lịch can đảm có thể lặn xuống biển để quan sát chúng.

Chúng chỉ là một trong 12.900 loài đã biết sinh sống trong vùng nước rộng 1 triệu km2 thuộc Nam Phi. Cho đến nay, người ta hầu như chẳng biết có loài gì sinh sống ở những độ sâu hơn 1000 mét tại đây hay không. Khoảng 83% các loài đã biết được tìm thấy ở độ sâu 100 mét hoặc nông hơn, cho nên con số loài thật sự có khả năng lớn hơn nhiều.

Mark Costello ở trường Đại học Auckland cho biết vùng biển Nam Phi đặc biệt phong phú các loài đặc hữu: những loài chẳng tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

(Ảnh: Howard Huang/Rex Features)

Biển Caribbe

Caribbe nổi tiếng nhất với những vỉa san hô, rừng đước và các vườn biển. Hơn 12.000 loài đã được biết tên, sinh sống trong một diện tích 2,75 triệu km2.

Con sao biển mỏng mảnh này được tìm thấy trên các vỉa san hô, ngôi nhà của các loài bọt biển. Nó hoạt động về đêm.

(Ảnh: César Herrera)

Địa Trung Hải

Những vùng nước sâu nhất thuộc Địa Trung Hải được cho là có dân cư thưa thớt, nhưng Chương trình Điều tra Sự sống Đại dương cho biết sự sống phong phú ở dưới đó.

Một loài như vậy là con nhím biển, Brissopsis lyrifera (xem hình) sống chôn mình trong các lớp trầm tích bùn và cát. Nó đãi trầm tích để tìm thức ăn, nhờ đó cho phép oxygen thâm nhập sâu hơn và giúp đảm bảo cho những loài động vật khác có thể sống dưới đó.

17.000 loài sinh vật của Địa Trung Hải đang đối mặt trước mối đe dọa khốc liệt từ rác thải, vì vùng biển trên gần như hoàn toàn khép kín bởi đất liền và lưu lượng tàu thuyền quá tấp nập. Những cuộc chiến tranh ở Nam Tư cũ cũng đã mang lại đạn dược và bom mìn dội xuống đó.

(Ảnh: Bernard Picton)

Biển Trung Hoa

Lambis chiragra, ốc nhện xà cừ, một loài ốc biển lớn bất thường khi trưởng thành dài tới 3,2 cm – với con cái to lớn hơn con đực. Nó có nhiều ở ngoài khơi Trung Quốc, nơi nó sinh sống trên các vỉa san hô.

Ron O'Dor, nhà khoa học chính làm việc cùng Chương trình Điều tra Sự sống Đại dương, cho biết các vùng biển Trung Hoa là một phần của “tam giác vàng đa dạng sinh học” cùng với biển Australia và Nhật Bản. Ông nghĩ mức độ cao của sự đa dạng sinh học ở đó là có thật, chứ không phải là vì có nhiều khảo sát chuyên sâu.

(Ảnh: Shaoqing Wang)

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm