Hiệp Khách Quậy Lanthanum có xuất xứ Hi Lạp là lanthanein, nghĩa là nằm ngoài sự chú ý. Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 57
Kí hiệu nguyên tử: La
Trọng lượng nguyên tử: 138,90547
Điểm nóng chảy: 918 C
Điểm sôi: 3.464 C
Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của lanthanum
Nguồn gốc tên gọi: Lanthanum có xuất xứ Hi Lạp là lanthanein, nghĩa là nằm ngoài sự chú ý.
Khám phá: Nhà hóa học người Thụy Điển Carl Gustaf Mosander đã trích xuất lanthanum oxide, hay lanthana, từ một cerium nitrate tinh khiết vào năm 1839. Năm 1923, một dạng tương đối tinh khiết của lanthanum được tách lập.
Tính chất của lanthanum
Lanthanum có màu trắng bạc, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi và mềm đến mức bạn có thể cắt nó bằng dao. Nó là một trong những kim loại đất hiếm hoạt tính nhất, còn gọi là lanthanide. Lanthanum phản ứng với silicon, phosphorus, sulfur, và với các halogen.
Lanthanum có thể oxy hóa nhanh trong không khí, và bị tác dụng bởi nước lạnh lẫn nước nóng. Lanthanum thiên nhiên có hai đồng vị bền, 138La và 139La, ngoài ra còn có 23 đồng vị phóng xạ khác.
Các nguồn lanthanum
Là một kim loại đất hiếm, lanthanum được tìm thấy trong các khoáng chất đất hiếm như cerite, monazite, allanite, và bastnasite. Trong monazite và basnasite, lanthanum có thể được tìm thấy với hàm lượng tương ứng lên tới 25% và 38%.
Trong những năm gần đây, lanthanum được điều chế bằng cách khử fluoride khan với calcium.
Lanthanum tinh khiết có màu trắng bạc
Công dụng của lanthanum
Lanthanum và các hợp chất đất hiếm khác được sử dụng trong đèn hồ quang carbon, đặc biệt trong ngành công nghiệp phim ảnh và truyền hình dùng trong đèn studio và máy chiếu.
Lanthanum oxide (La2O3), còn gọi là lanthana, làm tăng độ trở kiềm của thủy tinh và được dùng trong sản xuất các thấu kính camera và những loại kính chuyên dụng khác. Là một chất phụ gia, những lượng nhỏ lanthanum được dùng trong sản xuất sắt đúc có mấu nhỏ.
Nguồn: Los Alamos National Laboratory