Hiệp Khách Quậy Thiếc (tin) là một từ gốc Anglo-Saxon. Kí hiệu hóa học, Sn, có xuất xứ từ tên gọi Latin của thiếc, stannum. Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 50
Kí hiệu nguyên tử: Sn
Trọng lượng nguyên tử: 118,710
Điểm nóng chảy: 231,93 C
Điểm sôi: 2.602 C
Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của thiếc
Nguồn gốc tên gọi: Thiếc (tin) là một từ gốc Anglo-Saxon. Kí hiệu hóa học, Sn, có xuất xứ từ tên gọi Latin của thiếc, stannum.
Khám phá: Loài người đã bắt đầu sử dụng thiếc từ Thời đại Đồng thiếc, khoảng năm 3.000 trước Công nguyên.
Tính chất của thiếc
Thiếc là một kim loại màu trắng bạc rất dễ kéo sợi và dát mỏng. Nó là một trong những kim loại hậu-chuyển tiếp, chúng có xu hướng mềm hơn và dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn các kim loại chuyển tiếp. Thiếc là một cấu trúc kết tinh cao, vì thế khi bị bẻ cong nó gây ra tiếng rưng rức – “tiếng khóc của thiếc”.
Thiếc có 9 đồng vị bền, ngoài ra còn có 18 đồng vị khác không bền.
Các nguồn thiếc
Thiếc được khai thác từ nhiều loại quặng, chủ yếu từ Cassiterite (SnO2). Thiếc được điều chế bằng cách khử quặng oxide với than trong lò luyện. Các nước có nhiều quặng thiếc là Malaya, Bolivia, Indonesia, Zaire, Thái Lan và Nigeria.
Hộp mạ thiếc dùng để đựng thực phẩm
Công dụng của thiếc
Thiếc chủ yếu được dùng trong mạch điện hàn dưới dạng hợp kim với chì. Thiếc được sử dụng trong một số hợp kim như chất hàn chì, kim loại chảy, hộp thiếc, đồng thiếc, kim loại đúc chuông, kim loại Babbitt, kim loại White, hợp kim đúc chết và đồng thiếc phosphore.
Thiếc còn được dùng để mạ lên những kim loại khác vì nó giúp chống ăn mòn. Các thùng container bảo quản thực phẩm thường được mạ thiếc. Thiếc bấm lỗ là một phương pháp thiết kế thường được sử dụng để chế tạo đèn trang trí và những đồ gia dụng khác.
Kim loại đúc chuông là một hỗn hợp của thiếc và đồng thiếc. Muối thiếc được sử dụng cho đèn hiệu trang trí và tấm chắn gió không bám sương vì nó có thể tạo ra lớp phủ dẫn điện. Kính lắp cửa sổ thường được chế tạo bằng cách thả nổi tấm kính nóng chảy trên thiếc nóng chảy để tạo ra bề mặt phẳng lì.
Nguồn: Los Alamos National Laboratory