Hiệp Khách Quậy Những cảnh báo đã được nêu ra về hàm lượng bức xạ trong sữa, spinach, tỏi tây và nước uống đóng chai ở Nhật. Hàng thực phẩm từ bốn quận ven nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị cấm bán. Vậy hàm lượng bức xạ được tìm thấy ở mức độ nguy hiểm như thế nào, và mọi người có nên hốt hoảng trước cái mà họ đang... Xin mời đọc tiếp.
Những cảnh báo đã được nêu ra về hàm lượng bức xạ trong sữa, spinach, tỏi tây và nước uống đóng chai ở Nhật. Hàng thực phẩm từ bốn quận ven nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị cấm bán. Vậy hàm lượng bức xạ được tìm thấy ở mức độ nguy hiểm như thế nào, và mọi người có nên hốt hoảng trước cái mà họ đang ăn hay không?
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima là nơi chịu nhiều thiệt hại từ trận động đất
Những loại hàng hóa nào đã bị nhiễm xạ?
Hôm qua, chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cho bốn quận ngừng bán spinach và tỏi tây sau khi người ta tìm thấy hàm lượng bức xạ ở chúng vượt quá mức luật pháp cho phép. Những quận bị ảnh hưởng là Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân bị sóng thần phá hủy, và các quận lân cận, Ibaraki, Tochigi và Gunma.
Vết tích của iodine-131 phóng xạ đã được phát hiện thấy trong nước uống đóng chai ở Tokyo hôm chủ nhật. Ở Iiate, một ngôi làng thuộc quận Fukushima, có quá nhiều iodine như thế trong nước nên bộ y tế đã khueyens cai 3700 cư dân của làng không nên uống. Nước ở đây chứa 965 becquerel bức xạ trên mỗi kilogram – gấp ba lần mức độ “an toàn” mà luật pháp cho phép là 300 becquerel trên mỗi kilogram.
Các viên chức đã phát hiện iodine-131 trong ba mẫu sữa lấy từ Kawamata, một thị trấn trong quận Fukushima. Caesium-137 phóng xạ cũng có mặt ở một trong ba mẫu trên, nhưng ở hàm lượng dưới giới hạn cho phép. Chính phủ Nhật đã yêu cầu nông dân trong quận ngừng bán sữa tươi.
Vậy mức độ nhiễm xạ được tìm thấy nguy hiểm ở cấp độ nào?
Không phải mức cao nhất – hay ít nhất là như thế, theo lời Yukio Edano, thư kí nội các Nhật Bản. Tờ Thời báo Nhật Bản trích dẫn lời của ông rằng sữa nhiễm xạ lấy từ Kawamata chứa tới 1500 becquerel iodine-131 trên mỗi kilogram, khoảng bằng năm lần mức độ cho phép đối với sữa. Nhưng nói chung, ông cho biết nếu một người nào đó uống thứ sữa này trong suốt một năm, thì bức xạ tích lũy sẽ tương đương với một lần chụp CT.
Về spinach nhiễm xạ ở quận Ibaraki, Edano cho biết nó chứa tới 15.020 becquerel iodine-131 trên mỗi kilogram, khoảng bằng bảy lần giới hạn an toàn đối với spinach – cộng với 524 becquerel caesium-137, vừa vặn vượt quá giới hạn 500-becquerel. Một lần nữa, ông so sánh, việc ăn thứ spinach này mỗi ngày trong suốt một năm sẽ tương đương với một phần năm lượng bức xạ của lần chụp CT.
Vậy đâu có gì phải lo lắng chứ?
Hiển nhiên là không, theo Edani. Thuyết phục dân chúng không nên phản ứng quá mạnh tay trước những kết quả trên, ông cho biết “việc ăn thực phẩm có hàm lượng bức xạ vượt quá giới hạn tạm thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn”. Những người nông dân bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường, ông nói.
Sự cam đoan của chính phủ đáng tin cậy ở mức nào?
Giả sử hàm lượng nhiễm xạ là ở mức thấp như báo cáo, thì những nỗ lực của Edano nhằm khuyến cáo dân chúng không nên lo quá xa là hợp lí.
Khi nằm ngủ gần một người khác, liều lượng bức xạ mà bạn nhận vào là 0,05 microsievert. Còn người công nhân xử lí thảm họa hạt nhân tàn khốc Chernobyl ở Ukraine hồi năm 1986 mỗi 10 phút nhận liều lượng là 50 sievert.
Liều lượng bức xạ vượt mức trung bình tối đa mà một người sống gần nhà máy Fukushima nhận lấy ước tính khoảng chừng 3,5 millisievert. Liều lượng bức xạ nền trung bình hằng năm trên toàn thế giới đối với một nghiên cứu là khoảng 2,4 millisievert, theo Ủy ban Khoa học Liên hiệp quốc về Tác động của Bức xạ Nguyên tử.
Vâng, để phòng ngừa thôi, thì điều gì sẽ xảy ra với chất liệu phóng xạ từ Fukushima đi vào môi trường?
Iodine-131 là đồng vị nguy hiểm nhất trong chất liệu trên, vì nếu hít thở hoặc ăn vào thì nó có thể cư trú trong mô tuyến giáp và gây ung thư tuyến giáp, như đã từng xảy ra sau tai nạn Chernobyl, khi mà trẻ em uống sữa bị nhiễm xạ.
Nhưng nếu những người có nguy cơ nhiễm xạ uống thuốc viên chứa iodine không phóng xạ, thì chất iodine này đi tới tuyến giáp trước và ngăn không cho đồng vị phóng xạ bị hấp thụ. Đồng thời, mối đe dọa đó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn vì một nửa lượng iodine-131 cho trước phân hủy hằng tuần một.
Còn caesium-137 thì sao?
Nó có thể là một vấn đề nữa. Với chu kì bán ra 30 năm, những lượng chất nguy hiểm có thể vẫn còn lại trong nhiều năm trên đồng cỏ mà gia súc chạy nhảy. Đó là nguyên do vì sao những người nông dân ở những “điểm nóng” châu Âu bị nhiễm xạ nặng nhất từ thảm họa Chernobyl bị cấm buôn bán sản phẩm của họ trong nhiều năm trời. Nó không nguy hại như iodine-131, nhưng vẫn có thể gây phá hủy ADN và gây ra ung thư sau khi iodine-131 đã phân hủy gần hết.
Vậy sự phòng ngừa của chính phủ Nhật có thực tế không?
Thực tế chứ. Lệnh cấm mua bán có thể được gỡ bỏ một khi mức độ nhiễm xạ bị loại trừ hoàn toàn, và một khi sự rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân vĩnh viễn không còn nữa.
Khả năng này là khi nào?
Mặc dù nhà máy Fukushima vẫn trong tình trạng tồi tệ, nhưng tin tức gần đây tỏ ra đầy triển vọng. Đa phần sáu đơn vị lò phản ứng tại nhà máy nay đã ổn định hoặc đang đạt tới ổn định, và hệ thống điện đã được phục hồi, cho phép các nhà điều hành hồi phục lại sự nguội đi có điều khiển của các lò phản ứng. Sự nhiễm xạ tồi tệ nhất cho đến nay chủ yếu phát sinh từ những vũng đọng, nơi chứa những thỏi nhiên liệu đã sử dụng. Do các vũng đó tiếp xúc với khí quyển, nên chất liệu từ nhiên liệu đã sử dụng phân tán vào trong môi trường.
Trong một bản tin cập nhật hôm kia, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết mức độ phóng xạ đã tăng lên ba lần kể từ hôm động đất, nhưng đã ổn định hóa kể từ hôm 16/3 “ở mức độ, mặc dù vẫn cao hơn mức bình thường nhiều, trong ngưỡng cho phép công nhân tiếp tục các phép đo cứu hộ trực tiếp”.
Nguồn: New Scientist