Hiệp Khách Quậy Năm 1785, Henry Cavendish nghi ngờ argon có mặt trong khí quyển nhưng nó không được nhận ra là một chất riêng mãi cho đến năm 1894 khi huân tước Rayleigh và ngài William Ramsay khám phá ra nó. Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 18
Kí hiệu nguyên tử: Ar
Trọng lượng nguyên tử: 39,948
Điểm nóng chảy: - 189,35 C
Điểm sôi: - 185,85 C
Nguồn gốc tên gọi: Từ argon có xuất xứ Hi Lạp argos (trơ).
Khám phá: Năm 1785, Henry Cavendish nghi ngờ argon có mặt trong khí quyển nhưng nó không được nhận ra là một chất riêng mãi cho đến năm 1894 khi huân tước Rayleigh và ngài William Ramsay khám phá ra nó.
Tính chất của argon
Cả ở dạng khí và dạng lỏng, argon không màu và không mùi. Nó là một chất khí rất trơ và nó không tạo những hợp chất hóa học thật sự.
Khả năng hòa tan trong nước của argon gấp 2,5 lần nitrogen, tức là ngang ngửa với oxygen.
Argon thiên nhiên là một hỗn hợp gồm ba đồng vị. Các nhà khoa học đã nhận biết 12 đồng vị phóng xạ khác nữa.
Khí argon được dùng trong hàn hồ quang
Các nguồn argon
Chất khí argon được tạo ra bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Khí quyển Trái đất có 0,94% là argon.
Công dụng của argon
Argon giúp thắp sáng thế giới của chúng ta. Nó được dùng trong bóng đèn điện và đèn huỳnh quang ở áp suất khoảng 400 Pa. Nó còn được dùng trong các ống phát quang.
Argon được dùng làm lá chắn khí trơ trong hàn điện và cắt điện, và là tấm chăn phủ trong sản xuất titanium và những nguyên tố hoạt tính khác, và dùng làm không khí bảo vệ để nuôi cấy tinh thể silicon và germanium.
Nguồn: Los Alamos National Laboratory