Hiệp Khách Quậy Molybdenum bị lẫn trong quặng graphite và quặng chì cho đến năm 1778 thì Carl Wilhelm Scheele, một nhà hóa học người Thụy Điển, nhận ra nó là một nguyên tố riêng. Nó được điều chế ở dạng tinh khiết vào năm 1782 bởi Peter Jacob Hjelm. Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 42
Kí hiệu nguyên tử: Mo
Trọng lượng nguyên tử: 95,96
Điểm nóng chảy: 2.623 C
Điểm sôi: 4.639 C
Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của molybdenum
Nguồn gốc tên gọi: Từ molybdenum có gốc gác Hi Lạp molybdo, nghĩa là chì.
Khám phá: Molybdenum bị lẫn trong quặng graphite và quặng chì cho đến năm 1778 thì Carl Wilhelm Scheele, một nhà hóa học người Thụy Điển, nhận ra nó là một nguyên tố riêng. Nó được điều chế ở dạng tinh khiết vào năm 1782 bởi Peter Jacob Hjelm.
Tính chất của molybdenum
Molybdenum là một kim loại chuyển tiếp rất cứng và có màu trắng bạc. Nó có suất đàn hồi cao, và chỉ có tungsten và tantalum là có điểm sôi cao hơn. Nó mềm hơn và dễ uốn hơn tungsten. Nó oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Các nguồn molubdenum
Molybdenum không có sẵn trong tự nhiên ở dạng nguyên chất. Nó thường được thu từ các khoáng chất molybdenite, wulfenite và powellite. Các trầm tích khoáng có ở Alaska, California, Colorado, Oregon, Utah, Washington, Nam Mĩ, Trung Quốc và nhiều nơi khác.
Molybdenum còn được thu dưới dạng phụ phẩm của hoạt động khai khoáng tungsten và đồng. Nó có thể được điều chế từ dạng bột bằng cách khử hydrogen ammonium molybdate hoặc molybdic trioxide đã tinh lọc.
Molybdenite là nguồn cung molybdenum chủ yếu.
Công dụng của molubdenum
Molybdenum là một chất phụ gia hợp kim có giá trị, góp phần cho khả năng tôi và bền dai của thép rèn và dập. Nó còn làm tăng độ bền của thép ở nhiệt độ cao. Hầu như tất cả những loại thép cực bền đều có chứa molybdenum. Nó được sử dụng trong những hợp kim gốc nickel nhất định, ví dụ như Hastelloys, hợp kim chịu nhiệt và chống mài mòn và ăn mòn hóa học.
Thời gian gần đây, molybdenum được sử dụng trong lò luyện và buồng đốt thủy tinh nung điện. Nó còn có thể được sử dụng trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân, tên lửa đạn đạo và các bộ phận máy bay, và là vật liệu dây tóc trong các ứng dụng điện tử học và điện học. Nó là một chất xúc tác dùng trong lọc dầu.
Molybdenum là một thành phần vi lượng thiết yếu trong sự dinh dưỡng ở thực vật; sự vắng mặt của nó có thể làm cho đất đai cằn cỗi. Là một nguyên tố vi lượng, molybdenum cần thiết cho sự cố định nitrogen và các quá trình trao đổi chất khác.
Molybdenum sulfide có thể là một chất bôi trơn hữu ích, nhất là ở nhiệt độ cao dầu mỏ bị phân hủy.
Nguồn: Los Alamos National Laboratory