Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 94)

Hiệp Khách Quậy Sau một thập niên hậu chiến chiếm thế thượng phong không đối thủ trong việc tổng hợp các nguyên tố siêu nặng, nước Mĩ nhận thấy vị thế đi đầu bảng tuần hoàn của họ không còn được hoan nghênh nữa. Ưu thế khám phá các nguyên tố từ 104 đến 109 được tranh nhau kịch liệt, với các viện nghiên cứu kình địch... Xin mời đọc tiếp.

Dubnium

Sau một thập niên hậu chiến chiếm thế thượng phong không đối thủ trong việc tổng hợp các nguyên tố siêu nặng, nước Mĩ nhận thấy vị thế đi đầu bảng tuần hoàn của họ không còn được hoan nghênh nữa. Ưu thế khám phá các nguyên tố từ 104 đến 109 được tranh nhau kịch liệt, với các viện nghiên cứu kình địch ở Berkeley, Mĩ, Dubna, Nga và Darmstadt, Đức, đào sâu hố ngăn cách giữa họ về quyền đặt tên cho các nguyên tố. Người Mĩ gọi nguyên tố 104 là rutherfordium; người Liên Xô gọi nó là kurchatovium. Trong khi đó, nguyên tố 105 được người Mĩ gọi là hahnium, còn người Nga khăng khăng nó là nielsbohrium. Các nhà khoa học đã dành hàng thập kỉ tạo ra các nguyên tử tồn tại trong một phần nhỏ của một giây và đấu tranh đến cùng chứ không chịu nhượng bộ, rồi thêm không khí địa chính trị Chiến Tranh Lạnh nữa. Cuối cùng, Hiệp hội Hóa học và Hóa học Ứng dụng phải dỗ dành cả hai phe. Nhằm kết thúc chuyện này, họ chính thức đặt ra quy tắc về các tên gọi hậu actinoid vào năm 1997, phê chuẩn một tên gọi mới cho nguyên tố 105. Dubnium được đặt tên theo thành phố Nga, nơi có Liên Viện nghiên cứu Hạt nhân, tương xứng với nguyên tố 97 đã được đặt tên trước đó, berkelium.

Dubnium

Seaborgium

Hóa học về các nguyên tố siêu nặng không thể phủ nhận là địa hạt tung hoành của Glenn T. Seaborg. Nhà vật lí Italy Enrico Fermi đã có ý tưởng ban đầu về việc tổng hợp các nguyên tố mới, nhưng chính Seaborg là người đưa phương pháp ấy vào vận hành, tăng dần từ chiếu xạ neutron cho đến va chạm nguyên tử. Ông còn đi tiên phong các kĩ thuật hóa học dùng để nghiên cứu hợp chất của các nguyên tố đoản thọ này, thường làm việc chỉ với một nhúm nguyên tử. Nhận thấy các nguyên tố mới tương đồng với các lanthanoid block-f, chứ không phải các kim loại chuyển tiếp block-d, nên Seaborg đã đề xuất dãy actinoid vào năm 1945. Khi làm thế, ông đã viết lại bảng tuần hoàn – thay đổi có ý nghĩa nhất kể từ khi bảng tuần hoàn được chấp nhận vào năm 1869.

Vào năm 1974, có nhiều tranh cãi về việc khám phá và đặt tên cho nguyên tố 106, với những tuyên bố đối đầu nhau từ phía các đội Mĩ và Liên Xô. Bất chấp ưu thế của người Mĩ, IUPAC từ chối tên gọi của họ với lí do rằng Seaborg hãy còn sống. Hội Hóa học Mĩ lập tức phản công, và vì thế seaborgium trở thành nguyên tố duy nhất được đặt theo tên một con người còn đang sống.

Seaborgium

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành
Dan Green | Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

TẢI XUỐNG EBOOK

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm