Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 15)

Hiệp Khách Quậy Vào năm 1818, nhà hóa học Thụy Điển Jöns Jakob Berzelius (1799–1848) công bố một danh sách về trọng lượng nguyên tử cho đa số các nguyên tố đã biết, và một số nguyên tố mới do chính ông tìm thấy. Công trình tỉ mỉ của ông đã đánh đổ... Xin mời đọc tiếp.

Các kiểu nguyên tố

Vào năm 1818, nhà hóa học Thụy Điển Jöns Jakob Berzelius (1799–1848) công bố một danh sách về trọng lượng nguyên tử cho đa số các nguyên tố đã biết, và một số nguyên tố mới do chính ông tìm thấy. Công trình tỉ mỉ của ông đã đánh đổ giả thuyết Prout, cho thấy rằng các nguyên tố không phải là bội số đơn giản của hydrogen, đồng thời ủng hộ cho thuyết nguyên tử của Dalton và định luật của ông về các tỉ lệ bội.

Johann Wolfgang Döbereiner (1780–1849) để ý thấy trọng lượng của strontium nằm đúng ngay giữa trọng lượng của calcium và barium. Đây là ‘Bộ ba Döbereiner’ đầu tiên. Xu hướng bộ ba xuất hiện trở lại với các halogen chlorine, bromine và iodine, và các kim loại kiềm lithum, sodium và potassium. Việc liên hệ hóa tính của nguyên tố với lí tính của nó là một viễn cảnh trêu ngươi và báo trước định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học – rằng hóa tính của các nguyên tố lặp lại ở những khoảng có thể dự báo trước. Tuy nhiên, các bộ ba vẫn ít nhiều mang tính hiếu kì, vì nhiều nguyên tố không lắp khớp vào khuôn mẫu.

Các Bộ ba Döbereiner

Các Bộ ba Döbereiner

Một số nguyên tố có hóa tính giống nhau dường như liên quan đến trọng lượng nguyên tử.

Quy tắc quãng tám của Newlands

Vào năm 1862, nhà địa chất danh nổi như cồn người Pháp Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois (1820–86), đi tới một cách kết nối dữ liệu số của các nguyên tố với hóa tính của chúng. ‘Đai ốc telluric’ của ông có các nguyên tố được ghi trên một miếng băng theo trật tự khối lượng tăng dần và quấn theo vòng xoắn ốc xung quanh một cọc đứng. Các nguyên tố thẳng hàng dọc có các tính chất giống nhau (mỗi 16 chỗ thì lặp lại). Tuy nhiên, John Newlands (1837–98) để ý thấy khi xếp trật tự theo cách này, tính chất của các nguyên tố lặp lại ứng với mỗi tám chỗ (chu kì là 7, vì các khí trơ lúc ấy vẫn chưa được biết tới), y hệt như cung bậc âm nhạc. Ông phân chia 62 nguyên tố đã biết thành 7 nhóm và gán cho mỗi nguyên tố một số nguyên tử cho biết trật tự khối lượng tăng dần của chúng. Mặc dù ngày nay nó được xem là nguồn gốc của định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, song Newlands đã bị chế giễu vì ‘quy tắc quãng tám’ năm 1864 của ông. Những người đương thời của ông không hề ấn tượng trước những nỗ lực đôi khi vụng về của ông nhằm làm khớp các nguyên tố vào khuôn mẫu của ông, một người còn nhận xét ác ý rằng lẽ ra ông nên tổ chức chúng theo bảng chữ cái mới phải.

Cách sắp xếp các nguyên tố của Newlands

Cách sắp xếp các nguyên tố của Newlands

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm