Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 16)

Hiệp Khách Quậy Râu ria xồm xoàm, bệ vệ và cáu tính, nhà hóa học Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834–1907) ngồi chễm chệ trong lịch sử hóa học như một gã khổng lồ. ‘Ngài Einstein hóa học’ này đã sáng tạo ra hình thức hiện đại của bảng tuần hoàn –... Xin mời đọc tiếp.

Dmitri Mendeleev

Râu ria xồm xoàm, bệ vệ và cáu tính, nhà hóa học Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834–1907) ngồi chễm chệ trong lịch sử hóa học như một gã khổng lồ. ‘Ngài Einstein hóa học’ này đã sáng tạo ra hình thức hiện đại của bảng tuần hoàn – một trong những biểu tượng của khoa học. Thành tựu ấy sẽ không thể nào có được nếu không có sự liều lĩnh của bà mẹ và lòng quyết tâm muốn cho con bà được vào Đại học: Maria Mendeleeva cùng cậu Dmitri 15 tuổi đã đi quá giang xe xuyên qua nước Nga, từ Siberia đến St Petersburg.

Thời hạn cuối cùng cũng có thể tạo ra những điều thần kì. Vào năm 1869, đang gấp rút hoàn thành tập hai bộ giáo trình hóa học làm rạng rỡ sự nghiệp của ông và rất cần một nguyên lí tổ chức cho các nguyên tố, Mendeleev đã đi tới định luật tuần hoàn cho các nguyên tố hóa học và định dạng kiểu bảng. Gói 63 ‘thẻ tên nguyên tố’ của ông đã sát cánh bên ông trên những chuyến tàu đằng đẵng; ông đã làm thí nghiệm với những bố cục khác nhau trong trò chơi xếp bài thành tựu nhất từ xưa đến nay – song Mendeleev luôn quả quyết rằng nguồn cảm hứng đã đến với ông trong một giấc ngủ mơ.

Dmitri Mendeleev

Dmitri Mendeleev

Bảng tuần hoàn Mendeleev

Cuối cùng, bảng tuần hoàn Mendeleev đã mang lại trật tự cho danh sách tăng dần của các nguyên tố hóa học. Bằng cách tổ chức chúng thành các nhóm có chung hóa tính, ông đi tới một kiểu bảng khác thường gồm các hàng ngắn ở phía trên và các hàng dài hơn ở phía dưới. Kiểu này khớp chính xác với xu hướng tuần hoàn (lặp lại các kiểu lí tính) được vẽ bởi nhà hóa học Đức Lothar Meyer (1830–95), người đã độc lập phát triển một định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học song công bố muộn hơn một năm sau. Trong khi Newlands cắt gọt các nguyên tố cho khớp với sơ đồ của ông, thì Mendeleev khuyến khích chừa những chỗ trống cho những nguyên tố vẫn chưa được tìm thấy. Ông còn mạo hiểm tuyên bố rằng những trọng lượng nguyên tử được chấp nhận nhất định là không đúng. Các dự đoán về các nguyên tố mới theo trọng lượng của chúng, và những khám phá sau đó của chúng – eka-nhôm (gallium) vào năm 1875; eka-boron (scandium) vào năm 1879; và eka-silicon (germanium) vào năm 1886 – đem lại cảm giác như thế. Định luật tuần hoàn là một khám phá mới chính cống về bản chất của vật chất, chứ không phải một phát minh đơn thuần về một cách mới tổ chức các nguyên tố.

Bảng tuần hoàn Mendeleev

Thế giới chứng kiến bảng tuần hoàn đầu tiên vào năm 1869, trong tiếng Đức là Zeitschrift für Chemie. Một trong những nhận thức quan trọng nhất của Mendeleev đó là trọng lượng nguyên tử xác định đặc tính của một nguyên tố hóa học.

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm