25 năm sau Chernobyl, chúng ta vẫn không rõ con số thương vong

Hiệp Khách Quậy Một phần tư thế kỉ đã trôi qua kể từ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, các chuyên gia vẫn chưa thể thống nhất với nhau về số lượng người thiệt mạng trong vụ tai nạn trên. Xin mời đọc tiếp.

Một phần tư thế kỉ đã trôi qua kể từ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, các chuyên gia vẫn chưa thể thống nhất với nhau về số lượng người thiệt mạng trong vụ tai nạn trên.

Hai người chết ngay tức khắc là kết quả của sự phát nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine – khi đó là một lãnh thổ thuộc Liên Xô – vào ngày 26 tháng 4 năm 1986. 29 người khác qua đời tại bệnh viện trong vài ngày sau đó. Tuy nhiên, sự tác động lâu dài của bức xạ hạt nhân tỏ ra khó định lượng được.

Hai thập kỉ trước, John Gittus ở Viện hàn lâm Kĩ thuật Hoàng gia báo cáo với chính phủ Anh quốc rằng rốt cuộc số người thương vong là khoảng 10.000. Ngày nay, một số người – đáng chú ý là các nhóm hoạt động môi trường – đưa ra con số thương vong lên tới sáu con số.

Nhưng đó là sự ước tính cực đoan nhất. “Những cái chết được xác nhận rõ ràng, hoặc riêng lẻ hoặc theo thống kê, là 28 nạn nhân của hội chứng bức xạ cấp tính và 15 trường hợp ung thư tuyến giáp bẩm sinh”, phát biểu của Wade Allison ở trường Đại học Oxford.

Có bao nhiêu người sẽ mất mạng? (Ảnh: Sipa Press/Rex Features)

Con số thiệt hại vào năm 2065

Quan điểm chính thức đưa ra con số thương vong gồm năm chữ số. Nhà vật lí môi trường Jim Smith ở trường Đại học Portsmouth, Anh quốc, thì thích trích dẫn nghiên cứu hồi năm 2006 của Elisabeth Cardis thuộc Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế ở Lyon, Pháp. Nghiên cứu này dự đoán đến năm 2065 Chernobyl sẽ gây ra khoảng 16.000 ca ung thư tuyến giáp và 25.000 ca ung thư khác, so với vài trăm triệu ca ung thư vì những nguyên do khác.

Quan điểm trên chẳng dễ dàng gì được nhiều người tán thành. “Sự lộn xộn phát sinh do số dân xét đến trong những tính toán khác nhau – Liên Xô cũ, châu Âu hay thế giới”, phát biểu của Richard Wakeford thuộc Viện Hạt nhân Dalton tại trường Đại học Manchester, Anh quốc.

Ủy ban Khoa học Liên hiệp quốc về Các tác động của Bức xạ Nguyên tử cũng đã xem xét vấn đề này nhưng chưa đưa ra lời bình luận nào về con số thương vong. “Tôi mong họ làm nhiều điều hơn nữa”, Wakeford nói. “Vẫn còn có một chút sai số bất ngờ mà”.

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm