Hiệp Khách Quậy Baryta, tên gọi chỉ một số hợp chất barium, đã được nhà hóa học người Đức Carl Wilhelm Scheele phân biệt với vôi vào năm 1774; nguyên tố barium được khám phá bởi ngài Humphrey Davy vào năm 1808. Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 56
Kí hiệu nguyên tử: Ba
Trọng lượng nguyên tử: 137,327
Điểm nóng chảy: 727 C
Điểm sôi: 1.897 C
Cấu hình electron và các tính chất nguyên tố của barium
Nguồn gốc tên gọi: Tên gọi barium có xuất xứ Hi Lạp barys, nghĩa là nặng.
Khám phá: Baryta, tên gọi chỉ một số hợp chất barium, đã được nhà hóa học người Đức Carl Wilhelm Scheele phân biệt với vôi vào năm 1774; nguyên tố barium được khám phá bởi ngài Humphrey Davy vào năm 1808.
Tính chất của barium
Barium là một kim loại mềm thuộc nhóm kim loại kiềm thổ. Nó có màu trắng bạc và rất dễ oxy hóa. Kết cấu hóa học của nó tương tự với calcium.
Barium thường được đựng trong một chất lỏng không có oxygen, ví dụ như dầu mỏ. Nó có thể bị phân hủy sau khi tiếp xúc với nước hoặc không khí. Barium thiên nhiên có 7 đồng vị bền. Ngoài ra còn có 22 đồng vị phóng xạ.
Các nguồn barium
Barium chỉ có thể được tìm thấy ở dạng hợp chất với những nguyên tố khác, thường là với sulfate và carbonate. Barium được điều chế bằng cách điện phân barium chloride. Những hợp chất quan trọng nhất của barium là peroxide, chloride, sulfate, carbonate, nitrate và chlorate.
Barium sulfate
Công dụng của barium
Tính thu hút oxygen khiến barium là chất “hút khí” hữu ích trong ống chân không. Barium sulfate còn được dùng làm lithopone trong nước sơn, máy chẩn đoán tia X và chế tạo kính.
Barium carbonate dùng làm thuốc diệt chuột, và barium sulfate (barite) thường được dùng làm tác nhân nặng trong chất lỏng khoan giếng dầu, và trong sản xuất cao su. Barium nitrate và barium chlorate tạo ra màu xanh lục ở pháo hoa.
Nguồn: Los Alamos National Laboratory