Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Taluma

500 Lượt tải

Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể. Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể
Để download tài liệu Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 1, cau truc cua chat, su chuyen the-55517-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 1 cau truc cua chat su chuyen the


Giải SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể

Câu 1:

Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:

  • (A) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
  • (B) Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • (C) Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
  • (D) Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

  • (A) Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
  • (B) Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.
  • (C) Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó khi ở thể khí.
  • (D) Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:

  • (A) Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.
  • (B) Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước.
  • (C) Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống.
  • (D) Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hoá hơi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

  • (A) thể tích.
  • (B) khối lượng riêng.
  • (C) kích thước của các nguyên tử.
  • (D) trật tự của các nguyên tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau:

Nội dung

Đúng

Sai

a) Một chất ở thể rắn có các phân tử được sắp xếp trật tự hơn khi ở thể lỏng.

 

 

b) Các phân tử chất rắn kết tinh không có chuyển động hỗn loạn.

 

 

c) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.

 

 

d) Khối lượng riêng của một chất khi ở thể khí sẽ lớn hơn khi ở thể rắn.

 

 

e) Một vật rắn có thể tự nóng chảy mà không cần được cung cấp năng lượng.

 

 

g) Một chất lỏng có thể tự bay hơi ở nhiệt độ trong phòng mà không cần cung cấp năng lượng.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Lực liên kết giữa các phân tử
  • (A) là lực hút.
  • (B) là lực đẩy.
  • (C) tuỳ thuộc vào thể của nó, ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí lại là lực đẩy.
  • (D) gồm cả lực hút và lực đẩy.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về

  • (A) khối lượng riêng.
  • (B) kích thước phân tử (nguyên tử).
  • (C) tốc độ của các phân tử (nguyên tử).
  • (D) khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe (như yếm xe, tấm ốp) bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt vỡ để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mĩ của chỗ hàn.

1. Tại sao các chỗ đã nứt vỡ lại gắn được với nhau bằng cách như trên.

2. Phương pháp hàn nhiệt như trên có hàn thể dùng để hàn cho các vật liệu khác như kim loại hay không? Tại sao?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Người ta tích trữ oxygen (O2) trong các bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn. Các bình oxygen này có thể được sử dụng trong y tế hoặc trong công nghiệp. 6 m3 oxygen ở điều kiện bình thường được nén dưới áp suất lớn để đưa vào trong một bình kín có dung tích chỉ 40 lít.

1. Giải thích tại sao oxygen trong bình lại ở thể lỏng?

2. Khi mở van để oxygen thoát ra để sử dụng thì chúng ta không phát hiện oxygen ở thể lỏng nữa mà chỉ thấy khí oxygen thoát ra. Sự hoá hơi đã xảy ra ở đâu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các hình thái thời tiết. Kể từ năm 1 800 tới nay. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người, đặc biệt liên quan tới việc đốt các nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... làm tăng lượng khí nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất. Với tốc độ như hiện nay, nhiều tỉnh ven biển của Việt Nam sẽ bị xâm nhập mặn, diện tích đất sẽ bị ngập mặn tăng lên.

1. Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao.

2. Để chống biến đổi khí hậu, mỗi chúng ta cần phải là gì?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một số trường hợp có thể hoà tan hai chất lỏng vào nhau (như cồn hoà tan vào nước) hay hoà tan một chất rắn vào một chất lỏng (như muối ăn, đường ăn hoà tan vào nước). Tuy nhiên, hợp kim loại là hỗn hợp rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa kim loại với nguyên tố phi kim. Hãy chỉ ra một phương án giúp trộn đều các nguyên tố này với nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Thép là hợp kim gồm có kim loại chính là Fe, C chiếm từ 0,02% đến 2,14%, ngoài ra còn bổ sung một số kim loại khác nữa tuỳ thuộc từng loại thép. Gang cũng là một hợp kim gồm chủ yếu Fe và C trong đó kim loại chính là Fe, C chiếm hơn 2,14%. Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi kim loại. Để chế tạo gang, người đó bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm (là thân cây lúa đã phơi khô).

1. Kim loại làm nồi nấu có đặc điểm gì mà không bị hoà tan với thép nóng chảy?

2. Hãy giải thích cách pha trộn các nguyên tố để chế tạo gang của người thợ.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 1 cau truc cua chat su chuyen the

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT