Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 8: Từ trường có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 8: Từ trường có đáp án. Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 8: Từ trường có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 8: Từ trường có đáp án các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Tài nguyên trắc nghiệm phần Dao động điện từ - Sóng điện từ

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 8, tu truong co dap an-54684-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 8 tu truong co dap an


Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 8: Từ trường có đáp án

Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là sai? 
  • (A) Xung quanh dòng điện có từ trường. 
  • (B) Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ. 
  • (C) Xung quanh điện tích chuyển động có cả điện trường và từ trường. 
  • (D) Các đường sức từ là các đường cong hở.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:
Trường hợp nào sau đây không có từ trường? 
  • (A) Xung quanh một quả cầu mang điện. 
  • (B) Xung quanh một dòng điện. 
  • (C) Ở gần một chùm tia electron. 
  • (D) Giữa hai cực của nam châm hình chữ U.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là sai? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ với 
  • (A) cường độ dòng điện trong đoạn dây. 
  • (B) chiều dài của đoạn dây. 
  • (C) góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. 
  • (D) cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:
Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có cường độ 2 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 0,004 N. Cảm ứng từ trong đoạn dây có độ lớn là 
  • (A) 0,02 T. 
  • (B) 0,2 T. 
  • (C) 0,04 T. 
  • (D) 0,002 T.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng? 
  • (A) Từ trường sinh ra dòng điện. 
  • (B) Từ trường có cảm ứng từ lớn sinh ra dòng điện. 
  • (C) Từ trường luôn luôn sinh ra dòng điện.
  • (D) Từ trường biến đổi sinh ra dòng điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông ϕ qua diện tích S được tính theo công thức 
  • (A) ϕ =BS.sinα
  • (B) ϕ =BS.tanα
  • (C) ϕ =BS.cosα
  • (D) ϕ=BS.cotanα.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Đường sức từ không có đặc điểm nào sau đây?
  • (A) Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. 
  • (B) Các đường sức từ là những đường cong không khép kín (đường cong hở). 
  • (C) Đối với một nam châm, quy ước chiều đường sức từ đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm. 
  • (D) Quy ước vẽ các đường sức từ mau ở nơi từ trường mạnh, thưa ở nơi từ trường yếu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi 
  • (A) đổi chiều dòng điện ngược lại. 
  • (B) đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. 
  • (C) đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ. 
  • (D) quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một đoạn dây dẫn dài 0,8 m có dòng điện 20 A chạy qua được đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Khi đó, lực từ tác dụng lên dây dẫn có độ lớn 2.10-2 N. Độ lớn của cảm ứng từ là

  • (A) 0,8.10-3 T.                     
  • (B) 10-3 T.                           
  • (C) 1,4.10-3 T.                     
  • (D) 1,6.10-3 T.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Độ lớn của cảm ứng từ \(B = \frac{F}{{I\ell \sin \alpha }}\) 
  • (A) không phụ thuộc vào lực từ F. 
  • (B) phụ thuộc vào cường độ dòng điện I. 
  • (C) phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn l. 
  • (D) phụ thuộc vào loại nam châm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Trong các hình vẽ sau đây, MN là đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt trong từ trường, vecto \(\vec F\) và đoạn dây MN đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Vectơ \(\vec F\) hình nào sau đây có thể dùng để biểu diễn lực từ tác dụng lên MN?

Trong các hình vẽ sau đây, MN là đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt trong từ trường, vecto F và đoạn dây MN đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Vectơ (ảnh 1)
  • (A) Hình A
  • (B) Hình B
  • (C) Hình C
  • (D) Hình D

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Một đoạn dòng điện ở trong từ trường đều, nằm song song với vectơ cảm ứng từ \(\vec B\) và ngược chiều với \(\vec B\). Lực từ \(\vec F\) tác dụng lên đoạn dòng điện đó có
  • (A) độ lớn bằng 0. 
  • (B) độ lớn khác 0. 
  • (C) hướng song song với \(\vec B\). 
  • (D) hướng song song với đoạn dòng điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:
Trong khoảng thời gian 0,2 s, từ thông qua một khung dây giảm từ 0,2 Wb xuống còn 0,04 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn 
  • (A) 8 V. 
  • (B) 4 V. 
  • (C) 0,8 V. 
  • (D) 0,08 V

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Một khung dây kín diện tích 200 cm2, gồm 100 vòng dây dẫn đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 30° và có độ lớn B = 0,02 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong khoảng thời gian 0,01 s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là 
  • (A) V. 
  • (B) 2 V. 
  • (C) 0,2 V.
  • (D) 0,346 V.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Từ trường xuyên qua một vòng dây tròn bán kính 10 cm thay đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Biết từ trường vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

Từ trường xuyên qua một vòng dây tròn bán kính 10 cm thay đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Biết từ trường vuông góc với mặt phẳng vòng dây. (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Trong khoảng thời gian 0 s đến 4 s, có dòng điện trong vòng dây và cường độ dòng điện tăng dần.

 

 

b) Trong khoảng thời gian 2 s đến 5 s, có dòng điện trong vòng dây và cường độ dòng điện không đổi.

 

 

c) Trong khoảng thời gian 2 s đến 5 s, trong vòng dây không có dòng điện.

 

 

d) Trong khoảng thời gian 5 s đến 6 s, có dòng điện trong vòng dây và cường độ dòng điện không đổi.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Cho vào ống nghiệm thuỷ tinh các hạt mạt sắt tới gần miệng ống, rồi đậy nút lại.

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Đưa từng cực của kim nam châm lần lượt lại gần hai đầu ống thì cả hai đầu ống đều hút hai cực của kim nam châm.

 

 

b) Quệt dọc chiều dài ống nhiều lần theo cùng một hướng vào một cực của nam châm mạnh. Lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần hai đầu ống chứa mạt sắt thì khối mạt sắt trở thành một nam châm lớn có hai cực xác định.

 

 

c) Lắc mạnh ống thuỷ tinh ở câu b nhiều lần, lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần từng đầu ống thuỷ tinh thì khối mạt sắt trở thành một nam châm lớn có hai cực xác định.

 

 

d) Nếu thay mạt sắt bằng mạt nhôm thì hiện tượng trong câu b) diễn ra hoàn toàn tương tự.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Một học sinh làm thí nghiệm về từ phổ của một ống dây. Dựa vào từ phổ thu được, học sinh đã vẽ các đường sức từ của ống dây như hình a. Sau đó học sinh đo từ trường và vẽ được đồ thị như hình b.

Một học sinh làm thí nghiệm về từ phổ của một ống dây. Dựa vào từ phổ thu được, học sinh đã vẽ các đường sức từ của ống dây như hình a. Sau đó học sinh đo từ trường và vẽ được đồ thị như hình b. (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Đồ thị hình 2) không phù hợp với sự phân bố các đường sức từ trên hình 1).

 

 

b) Độ dài của ống dây là 25 cm.

 

 

c) Cảm ứng từ ở điểm giữa ống dây là 4 mT.

 

 

d) Cảm ứng từ ở điểm đầu ống dây là 2 mT.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một học sinh đã làm một thí nghiệm như sau:

– Đặt một nam châm điện A vào trong lòng ống dây B như hình 1).

– Cho dòng điện in chạy qua ống dây A, i, biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 2).

Sau đó học sinh dự đoán rằng dòng điện i2 trong ống dây B biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 3).

Một học sinh đã làm một thí nghiệm như sau: – Đặt một nam châm điện A vào trong lòng ống dây B như hình 1).  (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Nếu hai đầu ống dây B tạo thành mạch kín thì dự đoán đúng được một phần đầu, ứng với giai đoạn i1 tăng đều thì trong ống B xuất hiện dòng điện không đổi.

 

 

b) Khi dòng điện i1 không đổi thì không có biến thiên từ thông, do đó không có dòng điện cảm ứng trong ống B. Đồ thị hình 3) không thể có đoạn i2 giảm dần.

 

 

c) Nếu hai đầu ống dây B để hở mạch thì không có dòng điện cảm ứng mà chỉ có suất điện động cảm ứng trong giai đoạn đầu khi i1 tăng.

 

 

d) Nếu tăng số vòng dây trong cuộn dây B, dòng điện trong cuộn dây A tăng nhanh hơn trong khoảng thời gian từ 0 đến t0.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Các hình sau đây mô tả đoạn dòng điện MN đặt trong mặt phẳng chứa các đường sức từ của một từ trường đều ở các vị trí khác nhau.

Các hình sau đây mô tả đoạn dòng điện MN đặt trong mặt phẳng chứa các đường sức từ của một từ trường đều ở các vị trí khác nhau. (ảnh 1)

Chọn một hay một số hình vẽ thích hợp (A, B, C, D, E) điền vào chỗ trống trong các câu sau đây.

Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện MN

a) trong hình .... là lớn nhất.

b) trong hình .... là nhỏ nhất.

c) trong hai hình .... có chiều ngược nhau.

d) trong các hình .... có độ lớn bằng nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Một thanh nhôm MN dài 1,60 m, khối lượng 0,20 kg chuyển động trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với hai thanh ray đặt nằm ngang (hình vẽ). Từ trường có hướng như trên hình vẽ. Hệ số ma sát giữa thanh nhôm MN và hai thanh ray là K = 0,40; B=0,05 T. Thanh nhôm chuyển động đều.

Một thanh nhôm MN dài 1,60 m, khối lượng 0,20 kg chuyển động trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với hai thanh ray đặt nằm ngang (hình vẽ).  (ảnh 1)

a) Thanh nhôm chuyển động về phía nào?

b) Coi rằng trong khi thanh nhôm chuyển động, điện trở của mạch điện không đổi.

Lấy g = 10 m/s2. Cường độ dòng điện trong thanh nhôm bằng bao nhiêu ampe?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một dây dẫn có chiều dài L được cuộn thành một cuộn dây tròn có N vòng dây và được đặt trong từ trường vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Khi từ trường giảm đều theo thời gian, để suất điện động ở hai đầu cuộn dây có giá trị lớn nhất thì N bằng ...........

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 8 tu truong co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Tài nguyên trắc nghiệm phần Dao động điện từ - Sóng điện từ

BÀI VIẾT NỔI BẬT