Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp án. Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp án các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Tài nguyên trắc nghiệm phần Sóng cơ - Sóng âm

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 4, song co dap an-54688-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 4 song co dap an


Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 4: Sóng có đáp án

Câu 1:

Đồ thị li độ – khoảng cách (u – x) của một sóng truyền trên mặt nước được cho bởi Hình 4.1.

Đồ thị li độ – khoảng cách (u – x) của một sóng truyền trên mặt nước được cho bởi Hình 4.1.  (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Biên độ sóng là 10 cm.

 

 

b) Bước sóng là 60 cm.

 

 

c) Quãng đường mà một điểm trên mặt nước có sóng truyền qua đi được trong một chu kì sóng là 20 cm.

 

 

d) Nếu tần số sóng là 40 Hz thì tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 36 m/s.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Trong các hình vẽ dưới đây, mũi tên biểu diễn hướng chuyển động của các phần tử M, N, P, Q trên một sợi dây đàn hồi khi có sóng truyền qua. Hình biểu diễn đúng là

Trong các hình vẽ dưới đây, mũi tên biểu diễn hướng chuyển động của các phần tử M, N, P, Q trên một sợi dây đàn hồi khi có sóng truyền qua. Hình biểu diễn đúng là (ảnh 1)
  • (A) Hinh A
  • (B) Hình B
  • (C) Hình C
  • (D) Hình D

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108 m/s.

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam sử dụng sóng điện từ FM có tần số 91 MHz. Bước sóng của sóng điện từ đó trong chân không xếp xỉ 3,3 m.

 

 

b) Sóng điện từ có tần số 1018 Hz là bức xạ tử ngoại.

 

 

c) Sóng điện từ có tần số 200 kHz là bức xạ hồng ngoại.

 

 

d) Chu kì của sóng điện từ có tần số 620 kHz xấp xỉ 1,6 ms.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là D = 2 m. Người ta đo được khoảng vân trên màn quan sát là i = 1,2 mm. Coi tốc độ truyền ánh sáng trong không khí bằng tốc độ truyền ánh sáng trong chân không và bằng 3.108 m/s.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các phát biểu dưới đây (số cần điền được làm tròn tới chữ số thập phân đầu tiên).

a) Ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm có bước sóng là ...... μm.

b) Vân sáng bậc 1 cách vân sáng chính giữa là ..... mm.

c) Khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp là ....... mm.

d) Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 tới vân tối bậc 2 cùng phía so với vân sáng chính giữa là ........ mm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Trên dây có tổng cộng 6 bụng sóng.

 

 

b) Sóng trên dây có bước sóng 12 cm.

 

 

c) Tốc độ truyền sóng trên dây là 28,8 m/s.

 

 

d) Khoảng cách giữa 3 nút sóng liên tiếp trên dây là 36 cm.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Hình 4.3 mô tả hình ảnh một sợi dây khi có sóng truyền qua: hướng truyền sóng dọc theo trục Ox, các mũi tên cho biết hướng chuyển động của các phần tử trên dây. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Hình 4.3 mô tả hình ảnh một sợi dây khi có sóng truyền qua: hướng truyền sóng dọc theo trục Ox, các mũi tên cho biết hướng chuyển động của các phần tử trên dây. Phát biểu nào dưới đây không đúng? (ảnh 1)
  • (A) O và D cùng pha.                                                        
  • (B) A và B vuông pha.
  • (C) B và D ngược pha.                                                  
  • (D) A và C cùng pha.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Một âm truyền trong thép có bước sóng 25 cm. Biết tần số âm là 20,24 kHz. Tốc độ truyền âm trong thép là
  • (A) 5 060 m/s. 
  • (B) 506 m/s. 
  • (C) 80,96 m/s. 
  • (D) 809,6 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Khi một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì 
 
  • (A) tần số sóng tăng, bước sóng không đổi.   
  • (B) tần số không đổi, bước sóng tăng.   
  • (C) tần số giảm, bước sóng không đổi.  
  • (D) tần số không đổi, bước sóng giảm.  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Khi một sóng điện từ truyền từ nước ra không khí thì 
 
  • (A) tần số sóng tăng, tốc độ không đổi.   
  • (B) tần số không đổi, tốc độ tăng.   
  • (C) tần số giảm, tốc độ không đổi.   
  • (D) tần số không đổi, tốc độ giảm.  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của sóng điện từ? 
 
  • (A) Sóng điện từ là sóng ngang. là sóng ngang.   
  • (B) Tốc độ của sóng điện từ trong chân không lớn nhất và bằng với c ≈ 3.108 m/s.  
  • (C) Khi truyền qua các môi trường khác nhau, tần số và chu kì của sóng điện từ thay đổi.   
  • (D) Khi lan truyền trong không gian, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ của sóng điện từ tại một điểm luôn dao động cùng pha.  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Hình 4.4 minh hoạ một sóng điện từ khi truyền trong không gian. Ghi chú các yếu tố theo thứ tự (1), (2), (3), (4) nào dưới đây đúng?

Hình 4.4 minh hoạ một sóng điện từ khi truyền trong không gian. Ghi chú các yếu tố theo thứ tự (1), (2), (3), (4) nào dưới đây đúng (ảnh 1)
  • (A) Từ trường, phương truyền sóng, điện trường, bước sóng. 
  • (B) Điện trường, từ trường, bước sóng, phương truyền sóng. 
  • (C) Điện trường, từ trường, phương truyền sóng, bước sóng. 
  • (D) Từ trường, phương truyền sóng, bước sóng, điện trường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện sau những cơn mưa khi trời có nắng. Sự hình thành cầu vồng được giải thích chủ yếu dựa trên hiện tượng 
  • (A) giao thoa ánh sáng. 
  • (B) nhiễu xạ ánh sáng. 
  • (C) tán sắc ánh sáng. 
  • (D) khúc xạ ánh sáng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:
Trong chân không, xét các bức xạ: (1) tia X, (2) ánh sáng màu lam, (3) tia hồng ngoại, (4) tia tử ngoại. Bức xạ có tần số nhỏ nhất là bức xạ
  • (A) (4). 
  • (B) (2). 
  • (C) (3). 
  • (D) (1).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây đúng? 
  • (A) Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38 μm. 
  • (B) Tia hồng ngoại bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. 
  • (C) Các vật có nhiệt độ trên 0 K đều phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh. 
  • (D) Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây không đúng? 
  • (A) Bước sóng của tia tử ngoại nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại. 
  • (B) Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất là sóng điện từ. 
  • (C) Các vật được nung nóng tới nhiệt độ trên 2 000 °C có thể phát đồng thời cả tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
  • (D) Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên tốt hơn tia tử ngoại.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:
Khi nói về đặc điểm của sóng dừng, phát biểu nào dưới đây là đúng? 
  • (A) Điểm nút là những điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha với nhau. 
  • (B) Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ vuông pha với nhau. 
  • (C) Điểm bụng là điểm dao động với biên độ lớn nhất.
  • (D) Điểm nút là điểm có biên độ lớn nhất.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Một sóng ngang lan truyền trên mặt nước. Tại thời điểm quan sát, hình ảnh mặt cắt bề mặt nước được biểu diễn như Hình 4.5. Lúc này điểm M đang có xu hướng chuyển động

Một sóng ngang lan truyền trên mặt nước. Tại thời điểm quan sát, hình ảnh mặt cắt bề mặt nước được biểu diễn như Hình 4.5. Lúc này điểm M đang có xu hướng chuyển động (ảnh 1)
  • (A) đi lên.                               
  • (B) đi xuống.                       
  • (C) sang trái.                       
  • (D) sang phải.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi căng ngang (một đầu định, một đầu gắn với một cần rung). Thay đổi tần số của cần rung thì nhận thấy có hai tần số f1 và f2 làm xuất hiện sóng dừng trên dây. Hình 4.6 mô tả hình dạng của sợi dây khi xảy ra sóng dừng với các tần số f1 và f2 tương ứng.

 
Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi căng ngang (một đầu định, một đầu gắn với một cần rung). Thay đổi tần số của cần rung thì  (ảnh 1)

Biết tốc độ truyền sóng trên dây không thay đổi. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • (A) 3f1 = 2f2.                      
  • (B) 2f = 3f2.                         
  • (C) f1 = 3f2.                         
  • (D) 2f1 = f2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Hình 4.7 mô tả sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. Trên dây các phần tử sóng dao động cùng pha với nhau là

Hình 4.7 mô tả sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. Trên dây các phần tử sóng dao động cùng pha với nhau là (ảnh 1)
  • (A) M, N và P.                         
  • (B) M, P và Q.                     
  • (C) P, Q và R.                     
  • (D) M, N và R.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Sóng điện từ lan truyền qua một điểm M trong không gian. Các vectơ (1), (2) và (3) biểu diễn lần lượt vận tốc truyền sóng \(\overrightarrow {\rm{v}} \), cường độ điện trường \(\overrightarrow {\rm{E}} \) và cảm ứng từ \(\overrightarrow {\rm{B}} \).

Sóng điện từ lan truyền qua một điểm M trong không gian. Các vectơ (1), (2) và (3) biểu diễn lần lượt vận tốc truyền sóng  (ảnh 1)

Kết luận nào sau đây đúng?

  • (A) Nếu (1) biểu diễn \(\overrightarrow {\rm{v}} \) thì (2) là \(\overrightarrow {\rm{E}} \) và (3) là \(\overrightarrow {\rm{B}} \).
  • (B) Nếu (1) biểu diễn \(\overrightarrow {\rm{v}} \) thì (2) là \(\overrightarrow {\rm{B}} \) và (3) là \(\overrightarrow {\rm{E}} \).
  • (C) Nếu (1) biểu diễn E thì (2) là \(\overrightarrow {\rm{v}} \) và (3) là \(\overrightarrow {\rm{B}} \).
  • (D) Nếu (1) biểu diễn B thì (2) là \(\overrightarrow {\rm{E}} \) và (3) là \(\overrightarrow {\rm{v}} \).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Hình 4.9 là đồ thị li độ – khoảng cách (u – x) của một sóng truyền trên một sợi một dây đàn hồi tại một thời điểm xác định. A, B, C, D, E là các điểm trên dây.

Hình 4.9 là đồ thị li độ – khoảng cách (u – x) của một sóng truyền trên một sợi một dây đàn hồi tại một thời điểm xác định. A, B, C, D, E là các điểm trên dây. (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Vị trí E là đỉnh sóng.

 

 

b) A và B có cùng li độ.

 

 

c) C đang ở vị trí cân bằng.

 

 

d) B và D dao động ngược pha.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Khi sóng cơ truyền trong một môi trường, năng lượng của sóng là tổng hợp của động năng và thế năng của phần tử vật chất dao động.

 

 

b) Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

 

 

c) Tốc độ truyền sóng cơ không phụ thuộc vào tính chất môi trường truyền sóng.

 

 

d) Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một số nguyên lần chu kì sóng.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Khi sóng cơ truyền trong một môi trường, năng lượng của sóng là tổng hợp của động năng và thế năng của phần tử vật chất dao động.

 

 

b) Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

 

 

c) Tốc độ truyền sóng cơ không phụ thuộc vào tính chất môi trường truyền sóng.

 

 

d) Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một số nguyên lần chu kì sóng.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Truyền một tia sáng màu tím từ chân không vào thuỷ tinh. Cho bước sóng của ánh sáng tím trong chân không là 380 nm, tốc độ truyền ánh sáng tím trong chân không và trong thuỷ tinh lần lượt là 3.108 m/s và 2.108 m/s.

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Tần số của ánh sáng tím trong chân không xấp xỉ bằng 7,89.1014 Hz.

 

 

b) Tần số của ánh sáng tím trong thuỷ tinh nhỏ hơn tần số của trieu ánh sáng tím trong chân không.

 

 

c) Bước sóng của ánh sáng tím trong thuỷ tinh xấp xỉ bằng 0,25 μm.

 

 

d) Chiết suất của thuỷ tinh bằng 1,5.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Một sóng cơ đang lan truyền trên một sợi dây đàn hồi dọc theo chiều dương trục Ox. Tại thời điểm t, hình ảnh một phần của sợi dây được cho như Hình 4.10 (u là li độ của các phần tử trên dây khi có sóng truyền qua).

Một sóng cơ đang lan truyền trên một sợi dây đàn hồi dọc theo chiều dương trục Ox. Tại thời điểm t, hình ảnh một phần của sợi dây được cho như Hình 4.10 (u là li độ của các phần tử trên dây khi có sóng truyền qua). (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Điểm A đang chuyển động theo chiều dương của trục Ox.

 

 

b) Điểm B đang chuyển động từ vị trí biên dương về vị trí cân bằng.

 

 

c) Điểm D trễ pha hơn điểm C.

 

 

d) Điểm C đang chuyển động từ vị trí cân bằng về vị trí biên âm.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Hình 4.11 mô tả sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu thả tự do. Biết chiều dài của sợi dây là L = 75 cm. Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.

Hình 4.11 mô tả sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu thả tự do. Biết chiều dài của sợi dây là L = 75 cm. Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. (ảnh 1)

a) Số bụng sóng trên dây là .......

b) Số nút sóng trên dây là .......

c) Bước sóng của sóng trên dây là ...... cm.

d) Khoảng cách giữa một nút và một bụng liền kề bằng .... cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Biết khoảng cách giữa hai khe Young là 1,2 mm. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M đặt cách mặt phẳng chứa hai khe 75 cm.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm trong tới chữ số thập phân thứ ba).

a) Khoảng vân quan sát được trên màn là ...... mm.

b) Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân tối thứ nhất cùng phía so với vân sáng chính giữa là ..... mm.

c) Muốn quan sát được vân giao thoa có khoảng vân 0,5 mm thì cần phải dịch chuyển màn quan sát (so với vị trí đầu) ra xa thêm ..... m.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 4 song co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Tài nguyên trắc nghiệm phần Sóng cơ - Sóng âm

BÀI VIẾT NỔI BẬT