Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp án. Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Động lực học chất điểm

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 1, dong luc hoc co dap an-54691-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 1 dong luc hoc co dap an


Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 1: Động lực học có đáp án

Câu 1:

Gọi \(\overrightarrow {\rm{F}} \) là hợp lực của \({\overrightarrow {\rm{F}} _1}\)\(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) đồng thời tác dụng vào một vật và \(\alpha \) là góc hợp bởi hai lực \({\overrightarrow {\rm{F}} _1}\)\({\overrightarrow {\rm{F}} _2}.\) Hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) có độ lớn cực đại khi

  • (A) α = 0°                                   
  • (B) α = 90°
  • (C) α = 180°                                 
  • (D) α = 45°

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Hình 1.1 minh hoạ quy tắc tổng hợp hai lực có giá song song, cũng chiều. Biết d1 = 4 cm và d2 = 10 cm. Tỉ số \(\frac{{{{\rm{F}}_2}}}{{\;{{\rm{F}}_1}}}\) bằng

Hình 1.1 minh hoạ quy tắc tổng hợp hai lực có giá song song, cũng chiều. Biết d1 = 4 cm và d2 = 10 cm. (ảnh 1)
  • (A) 2,5.                                    
  • (B) 0,4.                                
  • (C) 14.                                 
  • (D) 6.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Một vật có khối lượng m = 500g, chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{k}}}} \) có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi theo thời gian và một lực cản \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{c}}}} \) ngược hướng chuyển động, có độ lớn không đổi bằng 1 N. Đồ thị sự thay đổi vận tốc của vật theo thời gian được biểu diễn như Hình 1.2.

Một vật có khối lượng m = 500g, chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi theo thời gian và một lực cản (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Trong khoảng thời gian từ thời điểm 2 s đến thời điểm 6 s, vật chuyển động đều.

 

 

b) Trong quá trình chuyển động, có hai giai đoạn vật chuyển động thẳng biến đổi đều.

 

 

c) Trong 2 s đầu, gia tốc của vật có độ lớn là 1 m/s2.

 

 

d) Độ lớn của lực kéo tác dụng vào vật trong 4 s cuối là 0,5 N.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Đồ thị trong Hình 1.3 biểu diễn mối quan hệ giữa độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật và gia tốc gây ra tương ứng.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Đồ thị trong Hình 1.3 biểu diễn mối quan hệ giữa độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật và gia tốc gây ra tương ứng.  Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên). (ảnh 1)

a) Khi lực tác dụng vào vật là ........... N thì gia tốc của vật có độ lớn 2,0 m/s2.

b) Khối lượng của vật là ....... kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Một vật có khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo bằng một lực có độ lớn F = 2,0 N theo phương nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

a) Trọng lượng của vật là ..... N.

b) Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên vật là ..... N.

c) Độ lớn gia tốc của vật là ......... m/s2.

d) Quãng đường vật đi được sau 2 s kể từ thời điểm bắt đầu tác dụng lực là ........m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Cho hai lực có độ lớn lần lượt là 10 N và 15 N đồng thời tác dụng vào một vật. N N Độ lớn của hợp lực không thể nhận giá trị nào dưới đây? 
  • (A) 5 N. 
  • (B) 3 N. 
  • (C) 25 N. 
  • (D) 18 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Một vật nhỏ chịu tác dụng của hai lực có độ lớn F1 và F2 = 8 N. Biết hai lực này tác dụng theo hai phương vuông góc với nhau và độ lớn của hợp lực là 10 N. Giá trị của F1 là 
  • (A) 2 N. 
  • (B) 18 N. 
  • (C) 6 N. 
  • (D) 13 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Trong những phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? 
  • (A) Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. 
  • (B) Nếu ngừng không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ chuyển động thêm một đoạn rồi dừng lại. 
  • (C) Vật phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. 
  • (D) Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ bị thay đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Trong ngành công nghiệp hàng không, đường băng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với việc cất cánh của máy bay, đường băng có tác dụng chính là
  • (A) giúp máy bay dần dần tăng tốc để đạt tốc độ đủ lớn để cất cánh. 
  • (B) giúp phi công có đủ thời gian quan sát xung quanh trước khi cất cánh.
  • (C) giúp hành khách làm quen với không gian trong máy bay trước khi cất cánh.
  • (D) giúp nhân viên an ninh bay có đủ thời gian điều hành máy bay cất cánh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Một quả bóng có khối lượng 300 g đang nằm yên trên mặt đất. Cầu thủ dùng chân đá vào bóng với lực có độ lớn 150 N. Thời gian chân của cầu thủ tác dụng lực lên bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ 
  • (A) 50 m/s. 
  • (B) 0,5 m/s. 
  • (C) 100 m/s. 
  • (D) 10 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một lực có độ lớn F khi tác dụng vào vật có khối lượng m1 thì gây ra cho vật gia tốc 1,0 m/s2. Khi lực đó tác dụng vào vật có khối lượng m2 thì gây ra cho vật gia tốc 2,0 m/s2. Nếu lực đó tác dụng vào vật có khối lượng (m1 + m2) thì gây ra gia tốc cho vật có độ lớn là

  • (A) 3,0 m/s2.                       
  • (B) 2,2 m/s2.                        
  • (C) 1,7 m/s2.                        
  • (D) 0,7 m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Treo một vật có khối lượng 200 g vào đầu một sợi dây dù. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Lực căng của sợi dây có độ lớn
  • (A) 1,96 N. 
  • (B) 196 N. 
  • (C) 19,6 N. 
  • (D) 0,196 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một học sinh dùng lực kế để đo trọng lượng của một vật (làm từ kim loại) trong không khí thì được kết quả là 2,0 N. Khi nhúng toàn bộ hệ vào trong nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • (A) Khi nhúng vật vào trong nước, lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm so với khi vật trong không khí nên trọng lượng của vật giảm.
  • (B) Lực đẩy Archimedes do nước tác dụng lên vật làm số chỉ của lực kế giảm nhưng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật không thay đổi so với khi vật đặt trong không khí.
  • (C) Độ lớn lực đẩy Archimedes do nước tác dụng lên vật là 3,2 N.
  • (D) Thể tích của vật là 8 cm3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục nếu giá của lực 
  • (A) song song với trục quay. 
  • (B) cắt trục quay. 
  • (C) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. 
  • (D) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Hình 1.4 mô tả lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) tác dụng vào một thanh rắn có trục quay cố định. Biết độ lớn của lực F là 8 N. Độ lớn moment của lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \)

Hình 1.4 mô tả lực vector F tác dụng vào một thanh rắn có trục quay cố định. Biết độ lớn của lực F là 8 N. Độ lớn moment của lực vector F là (ảnh 1)
  • (A) 1,6 Nm.                             
  • (B) 1,2 Nm.                         
  • (C) 1,8 Nm.                         
  • (D) 1,4 Nm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Dùng hai ngón tay ép vào hai đầu lò xo như Hình 1.5 làm cho chiều dài của lò xo thay đổi. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Dùng hai ngón tay ép vào hai đầu lò xo như Hình 1.5 làm cho chiều dài của lò xo thay đổi. Phát biểu nào dưới đây không đúng?  (ảnh 1)
  • (A) Chiều dài của lò xo giảm so với chiều dài tự nhiên. 
  • (B) Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu dưới của lò xo. 
  • (C) Càng ép mạnh, lực đàn hồi của lò xo càng lớn. 
  • (D) Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên các ngón tay ngược hướng với lực do các ngón tay tác dụng vào hai đầu lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:
Treo lần lượt các vật có khối lượng tương ứng là m1 và m2 vào hai lò xo giống hệt nhau thì thấy khi các vật đứng yên (cân bằng), độ dãn của lò xo gắn với vật có khối lượng m1 bằng hai lần độ dãn của lò xo gắn với vật có khối lượng m2. Tỉ số \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\) bằng 
  • (A) \(\frac{1}{2}.\) 
  • (B) 2. 
  • (C) \(\frac{1}{4}.\) 
  • (D) 4.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:
Lực cản của không khí tác dụng vào hạt mưa khi nó đang rơi xuống được xác định bằng biểu thức Fc = k.v2 với k là một hằng số và v là tốc độ rơi của hạt mưa. Càng rơi xuống thấp, tốc độ của hạt mưa càng lớn và tới một lúc nào đó sẽ ổn định, không tăng thêm nữa, hạt mưa chuyển động thẳng đều. Coi gia tốc rơi tự do không đổi và bằng g. Với m là khối lượng của hạt mưa, tốc độ rơi ổn định của hạt mưa được tính theo công thức 
  • (A) \({\rm{v}} = \frac{{{\rm{mg}}}}{{\rm{k}}}.\) 
  • (B) \(v = \sqrt {\frac{{\rm{k}}}{{{\rm{mg}}}}} .\) 
  • (C) \(v = \frac{k}{{{\rm{mg}}}}.\) 
  • (D) \(v = \sqrt {\frac{{{\rm{mg}}}}{{\rm{k}}}} .\)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Một vật đứng yên chỉ chịu tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N, F2 = 16 N và F3 = 20 N. Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \)\(\overrightarrow {{{\rm{F}}_3}} \) cân bằng với lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_1}} \)

 

 

b) Nếu đột nhiên ngừng tác dụng lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) thì hợp lực của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_1}} \)\(\overrightarrow {{{\rm{F}}_3}} \) thay đổi.

 

 

c) Góc hợp giữa \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_1}} \)\(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) bằng 90°.

 

 

d) Hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_1}} \) \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_3}} \) không thể có độ lớn lớn hơn 32 N.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Một vật có khối lượng m. Khi đo trọng lượng của vật tại nơi có gia tốc rơi tự do là g1 = 9,6 m/s2 ta được kết quả là P1 = 4,8 N. Đưa vật đó đến nơi có gia tốc rơi tự do là g2 = 9,8 m/s2, kết quả đo trọng lượng của vật là P2.

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Khối lượng của vật không đổi và bằng 2 kg.

 

 

b) Tại nơi có gia tốc rơi tự do g2 = 9,8 m/s2, trọng lượng của vật là 4,9 N.

 

 

c) \(\frac{{{{\rm{P}}_1}}}{{{{\rm{P}}_2}}} = \frac{{48}}{{49}}\)

 

 

d) Nếu đưa vật đó tới nơi có gia tốc rơi tự do g3 < 9,6 m/s2 thì trọng lượng của vật lớn hơn 4,8 N.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Khúc côn cầu trên băng là một môn thể thao đối kháng trên sân băng. Người chơi khúc côn cầu sử dụng gậy để đánh một miếng cao su cứng (gọi là bóng tuyết) trượt trên mặt băng về phía khung thành đối phương. Một vận động viên khúc côn cầu dùng gậy gạt bóng tuyết để truyền cho nó vận tốc ban đầu
v0 = 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng tuyết và mặt băng là
mt = 0,1. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Sau cú đánh của vận động viên, bóng tuyết chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s.

 

 

b) Khi bóng tuyết trượt trên mặt băng, phản lực của mặt băng cân bằng với trọng lực tác dụng lên nó.

 

 

c) Bóng tuyết chuyển động biến đổi đều với với gia tốc có độ lớn 1 m/s2.

 

 

d) Quãng đường bóng tuyết chuyển động được (nếu không bị cản lại) sau cú đánh của vận động viên là 50 m.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 40 cm, treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m1 = 200 g thì thấy khi vật đứng yên, chiều dài của lò xo là l1 = 44 cm. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2.

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Độ biến dạng của lò xo là 4 cm.

 

 

b) Lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật có độ lớn 2 N.

 

 

c) Để lò xo có chiều dài 45 cm thì cần treo thêm một vật có khối lượng 25 g vào đầu dưới của lò xo.

 

 

d) Nếu treo thêm một vật có khối lượng 100 g vào đầu dưới của lò xo thì khi hệ cân bằng, độ biến dạng của lò xo là 6 cm.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Một cậu bé có khối lượng 38 kg trượt xuống một máng trượt trong công viên nước. Máng trượt nghiêng so với phương ngang một góc 30°. Hình 1.6 biểu diễn các lực tác dụng vào cậu bé trong quá trình trượt, gồm: trọng lực \(\overrightarrow {\rm{P}} \), lực ma sát trượt \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{{\rm{ms}}}}} \) và phản lực của máng \(\overrightarrow {\rm{N}} .\) Biết Fms = 100 N. Lấy gia tốc rơi tự do là g=9,8 m/s2.

Một cậu bé có khối lượng 38 kg trượt xuống một máng trượt trong công viên nước. Máng trượt nghiêng so với phương ngang một góc 30°. Hình 1.6 biểu diễn các lực tác dụng vào cậu bé trong quá trình trượt, gồm: trọng lực (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Trọng lượng của cậu bé là 372,4 N.

 

 

b) Phản lực của máng trượt tác dụng lên cậu bé có độ lớn 186,2 N.

 

 

c) Gia tốc của cậu bé có độ lớn xấp xỉ 2,3 m/s2.

 

 

d) Áp lực mà cậu bé tác dụng lên máng trượt nhỏ hơn lực ma sát trượt do máng tác dụng lên cậu bé.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Một vật được giữ nằm yên trên mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây mảnh không dãn (Hình 1.7). Biết khối lượng của vật là 1,5 kg và a = 30° . Lấy g = 9,8 m/s2.

Một vật được giữ nằm yên trên mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây mảnh không dãn (Hình 1.7). Biết khối lượng của vật là 1,5 kg và a = 30° . Lấy g = 9,8 m/s2. (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

a) Độ lớn của trọng lực tác dụng vào vật là ............ N

b) Phản lực do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có độ lớn là ........... N.

c) Lực căng của sợi dây có độ lớn là ......... N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Một vật có khối lượng m = 1,00 kg chuyển động với gia tốc a = 0,75 m/s2 tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

a) Lực gây ra gia tốc cho vật có độ lớn ........ N.

b) Trọng lượng của vật là ....... N.

c) Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật bằng ........ lần độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Một vật có khối lượng 1,2 kg ban đầu nằm yên trên mặt sàn, chịu tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow {\rm{F}} \) có độ lớn 8 N theo phương ngang trong thời gian 2 s. Sau đó, lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) ngừng tác dụng. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2. Lấy gia tốc rơi tự do là g= 9,8 m/s2.

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

a) Độ lớn của áp lực do mặt sàn tác dụng lên vật là ........ N.

b) Độ lớn của lực ma sát tác dụng vào vật là .......... N.

c) Độ lớn gia tốc của vật khi tác dụng lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) là ...... m/s2.

d) Độ lớn gia tốc của vật khi lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) ngừng tác dụng là ........ m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Một vận động viên dùng tay nâng một quả tạ đẩy bằng sắt có khối lượng 5 kg và giữ quả tạ cân bằng sao cho cẳng tay vuông góc với phần trên của cánh tay (Hình 1.8). Cơ bắp tay gắn liền với một trong các xương cẳng tay, tạo ra lực hướng lên trên giúp nâng vật. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2.

Một vận động viên dùng tay nâng một quả tạ đẩy bằng sắt có khối lượng 5 kg và giữ quả tạ cân bằng sao cho cẳng tay vuông góc với phần trên của cánh tay (Hình 1.8) (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

a) Lực do bàn tay tác dụng lên quả tạ có độ lớn ........... N.

b) Cánh tay đòn của lực do cơ bắp tay sinh ra dài ........ cm.

c) Moment của lực do vật tác dụng lên cẳng tay là ........... Nm.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 1 dong luc hoc co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Động lực học chất điểm

BÀI VIẾT NỔI BẬT