📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia
📅 Ngày tải lên: 20/10/2024
📥 Tên file: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 6, vat ly nhiet co dap an-54686-thuvienvatly.doc (425KB)
🔑 Chủ đề: trac nghiem on thi tot nghiep thpt mon vat ly chu de 6 vat ly nhiet co dap an
Một khối khí trong xilanh bị nén bởi một lực 240 N tác dụng lên pít-tông làm pít-tông dịch chuyển quãng đường 0,05 m. Vì nhiệt độ của khối khí tăng lên nên nó mất đi 4,0 J năng lượng qua thành xilanh ra môi trường xung quanh. Bỏ qua mọi ma sát, độ tăng nội năng của khối khí bằng ...... J.
Một nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo nhiệt độ trong nhà có phạm vi từ 5 °C đến 50 °C. Một kĩ thuật viên sửa thiết kế của nhiệt kế này để tạo ra nhiệt kế đo nhiệt độ có phạm vi từ 10 °C đến 100 °C. Phát biểu nào sau đây sai?
Cho một nhiệt kế thuỷ ngân.
a) Khi nhúng nhiệt kế trong nước đá đang tan, cột thuỷ ngân dài 12 mm. Giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế lúc này là ......°C.
b) Khi nhiệt kế được đặt trong hơi nước, bên trên mặt nước đang sôi thì cột thuỷ ngân dài 82 mm. Giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế lúc này là ...... °C.
c) Chiều dài của cột thuỷ ngân ở 50 °C là ...... mm.
d) Khi chiều dài của cột thuỷ ngân là 61 mm, số chỉ nhiệt kế là ...... °C.
Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng nhôm, đồng, chì, gang có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)?
Một khối kim loại nặng 2 kg được nung nóng bởi lò nung có công suất 200 W trong 5 phút thì nhiệt độ của khối kim loại tăng từ 20 °C lên 51 °C. Bỏ qua hao phí của lò nung.
a) Năng lượng lò nung cung cấp cho khối kim loại là ...... J.
b) Nhiệt dung riêng của khối kim loại là ...... J/kgK.
c) Một chi tiết máy được chế tạo từ khối kim loại trên. Khi máy hoạt động, chi tiết máy nhận được nhiệt lượng 35 kJ và nhiệt độ của nó tăng từ 30 °C lên 290 °C. Nhiệt dung của chi tiết máy là ...... JK.
d) Khối lượng của chi tiết máy là ...... kg.
Một nhiệt điện trở có đồ thị điện trở R (Q) theo nhiệt độ t (°C) như hình sau:
Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau đây:
Phát biểu | Đúng | Sai |
a) Nhiệt điện trở có điện trở là 10 k khi nhiệt độ 25 °C. |
|
|
b) Điện trở của nhiệt điện trở ở 10 °C là 46 kW. |
|
|
c) Dùng nhiệt điện trở đo nhiệt độ gần 0 °C sẽ hữu ích hơn đo nhiệt độ gần 100 °C. |
|
|
d) Cường độ dòng điện qua nhiệt điện trở này không tuân theo định luật Ohm. |
|
|
Đồ thị dưới đây mô tả sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của thiếc.
Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau đây:
Phát biểu | Đúng | Sai |
a) Nhiệt độ tăng dần, thiếc mềm dần rồi chuyển dần sang lỏng. |
|
|
b) Thiếc bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 232 °C. |
|
|
c) Nhiệt độ của thiếc không thay đổi trong suốt quá trình Nội tin nóng chảy. |
|
|
d) Khi hoá lỏng hoàn toàn, nhiệt độ của thiếc giảm dần. |
|
|
Hình bên là bố trí thí nghiệm xác định nhiệt hoá hơi riêng của nước. Dùng dây đun công suất 25 W làm nóng nước trong một cốc được đặt trên đĩa cân. Nhiệt kế cho biết nhiệt độ của nước. Dây đun hoạt động bình thường.
Khi nước sôi, số chỉ khối lượng trên cân giảm dần theo thời gian và được ghi lại 2 giá trị trong bảng sau:
Thời gian (s) | Khối lượng (g) |
0 | 131,36 |
500 | 127,05 |
Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:
Phát biểu | Đúng | Sai |
a) Năng lượng của dây đun cung cấp cho nước trong 500 s là 12,5 kJ. |
|
|
b) Nếu toàn bộ năng lượng được cung cấp bởi dây đun đều dẫn đến sự bay hơi của nước thì giá trị nhiệt hoá hơi riêng L của nước là 2,9.105 J/kg. |
|
|
c) Nếu một phần năng lượng từ dây đun bị thất thoát ra môi trường xung quanh và không góp phần làm nước bốc hơi thì giá trị nhiệt hoá hơi riêng L' của nước lớn hơn giá trị của L. |
|
|
d) Có thể giảm sai số trong thí nghiệm này bằng cách dùng dây đun có công suất lớn hơn. |
|
|
Một khối khí được làm nóng bằng cách truyền 400 kJ cho nó. Đồng thời, nó được nén bởi lực thực hiện được công 300 kJ. Độ tăng nội năng của khối khí đó là ...... kJ.
Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a) Chuyển đổi lần lượt các giá trị nhiệt độ 0 °C; 100 °C; 523 °C; –196 °C từ °C sang K ta được kết quả là ...; ....; ...; ...
b) Chuyển đổi lần lượt các giá trị nhiệt độ 0 K; 200 K; 350 K; 1 000 K từ K sang °C ta được kết quả là ...; ....; ...; ...
c) Trong hai giá trị nhiệt độ 400 K hoặc 125 °C, nhiệt độ lớn hơn là ......
d) Một khối nước đá được làm nóng từ –20 °C cho đến khi nó tan ở 0 °C. Mức tăng nhiệt độ tính theo K của nó là ......
Hình dưới là đồ thị nhiệt độ – thời gian của một khối đồng có khối lượng 2 kg được nung nóng bằng lò nung có công suất 60 W. Bỏ qua hao phí của lò nung.
a) Nhiệt độ khối đồng tăng thêm .... °C trong 200 s từ lúc bắt đầu nung.
b) Năng lượng cung cấp cho khối đồng trong 200 s từ lúc bắt đầu nung là ...... kJ.
c) Nhiệt dung riêng của đồng là ...... .... J/kg.K.
d) Trong hai đoạn đồ thị 1 và 2 tương ứng với khoảng nhiệt độ 0 – 600 (°C) và 600 – 1200 (°C), đoạn đồ thị .... cho biết một phần nhiệt cung cấp cho khối đồng đã thoát ra.
Đổ 120 g chất lỏng vào 20 g nước ở 100 °C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp là 37,5°C. Nhiệt độ ban đầu của chất lỏng là 20 °C. Nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kgK. Nhiệt dung riêng của chất lỏng là ......J/kgK.
Một nhà máy điện hơi nước nhận nhiệt từ một lò nung với tốc độ 280 GJ/h. Tổn thất nhiệt cho không khí xung quanh từ hơi nước khi nó đi qua các đường ống và các thành phần khác được ước tính là khoảng 8 GJ/h. Biết nhiệt lượng có ích được chuyển về nước làm mát với tốc độ 145 GJ/h.
a) Sản lượng điện sản xuất ra là ...... GJ/h.
b) Hiệu suất nhiệt của nhà máy điện này là ......% (kết quả làm tròn đến hai chữ số phần thập phân).