Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 92)

Hiệp Khách Quậy Vào giữa thập niên 1950, cần có một thủ thuật mới để tiếp tục thúc đẩy ranh giới của vật chất bền. Các nguyên tố nặng hơn fermium – cái gọi là các nguyên tố hậu fermium – vô cùng kì lạ, và các đồng vị có thời gian sống ngắn của chúng được tạo ra chỉ với vài nhúm nguyên tử. Xin mời đọc tiếp.

Mendelevium

Vào giữa thập niên 1950, cần có một thủ thuật mới để tiếp tục thúc đẩy ranh giới của vật chất bền. Các nguyên tố nặng hơn fermium – cái gọi là các nguyên tố hậu fermium – vô cùng kì lạ, và các đồng vị có thời gian sống ngắn của chúng được tạo ra chỉ với vài nhúm nguyên tử.

Mọi nguyên tố nặng hơn uranium đều không nguyên thủy. Không có đồng vị nào bền và chu kì bán rã ngắn hơn nhiều so với tuổi Trái Đất, thành ra toàn bộ ‘kho gốc’ của chúng đều đã phân hủy hết từ lâu. Đây là lí do vì sao các nguyên tố siêu nặng phải được tổng hợp – chúng không thể được tìm thấy. Fermium đánh dấu một giới hạn cho các nguyên tố có thể được tổng hợp bằng cách bắt giữ neutron trong lò phản ứng hạt nhân: nguyên tố 101, đặt theo tên Dmitri Mendeleev, được điều chế tại Berkeley bằng cách bắn phá các ion helium vào einsteinium trong một cyclotron 1,5 mét (60 inch). 17 nguyên tử Md-256 thu được có chu kì bán rã chỉ 87 phút. Mặc dù các nguyên tố tổng hợp như vậy được điều chế nhân tạo trên Trái Đất, nhưng chúng có tính ‘thiên nhiên’, hiểu theo nghĩa là chúng vẫn có thể được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh.

Mendelevium

Nobelium

Nguyên tố 102 thuộc về nhóm có thời gian sống đoản thọ hơn trong họ phù du actinoid. Giống như mọi nguyên tố hậu fermium, nobelium chỉ có thể được tạo ra trong máy gia tốc hạt: đồng vị bền nhất của nó, No-259, có chu kì bán rã một giờ, và đồng vị được tạo ra nhiều nhất, No-255, có chu kì bán rã chỉ ba phút. Khi cuộc đời của một nguyên tố ngắn ngủi như thế này, thật khó nghiên cứu hóa tính của nó.

Khám phá nobelium là phát súng khai màn ‘cuộc chiến hậu fermium’, một tranh cãi dai dẳng về chuyện đặt tên cho các nguyên tố từ 104 đến 109. Một nhóm người Thụy Điển đưa ra khẳng định trước vào năm 1957, đề xuất tên gọi nobelium, đặt theo tên nhà công nghiệp và người sáng lập Giải thưởng Nobel, Alfred Nobel. Tên gọi được chấp nhận hết sức vội vàng. Tại Berkeley, họ cho chạy Máy gia tốc Thẳng Ion Nặng (HILAC) mới, bắn các ion carbon vào bia curium, nhưng không thể lặp lại kết quả của đội Thụy Điển. Vinh quang cuối cùng thuộc về một đội người Liên Xô nhưng, trước sự chán nản của họ, tên gọi nobelium vẫn được giữ lại dù rằng họ thích tên gọi joliotium hơn (theo tên Irène Joliot-Curie).

Nobelium

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành
Dan Green | Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

TẢI XUỐNG EBOOK

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm