Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 9)

Hiệp Khách Quậy Mặt trăng của chúng ta có kích cỡ bằng khoảng một phần tư Trái đất và ở rất gần chúng ta, nói theo ngôn ngữ thiên văn học. Nó có những tác động quan trọng đối với Trái đất, trong đó có công góp sức tạo nên thủy triều trên các đại dương của chúng ta thông qua lực hút hấp dẫn. Ở cách hành tinh của chúng... Xin mời đọc tiếp.

3

Mặt trăng và Mặt trời của chúng ta

Có ba thứ không thể che giấu lâu được: Mặt trời, Mặt trăng và sự thật.

- GAUTAMA SIDDHARTHA

Tốt, là nhà thám hiểm vũ trụ, chúng ta đã sẵn sàng cất cánh tới đích đến đầu tiên của chúng ta, Mặt trăng.

Mặt trăng của chúng ta có kích cỡ bằng khoảng một phần tư Trái đất và ở rất gần chúng ta, nói theo ngôn ngữ thiên văn học. Nó có những tác động quan trọng đối với Trái đất, trong đó có công góp sức tạo nên thủy triều trên các đại dương của chúng ta thông qua lực hút hấp dẫn. Ở cách hành tinh của chúng ta khoảng 386.000 km (240.000 dặm), nó là láng giềng gần gũi nhất mà chúng ta có. Đó là lí do vì sao Mặt trăng là thiên thể duy nhất mà chúng ta từng có thể gửi nhà du hành lên thăm viếng, như chúng ta đã làm với các sứ mệnh Apollo hồi thập niên 1960 và 1970.

Có lẽ cái thu hút sự chú ý nhất của Mặt trăng từ góc nhìn của con người trên mặt đất là nó dường như thay đổi từ đêm này sang đêm khác trên bầu trời. Trên thực tế, Mặt trăng không thay đổi hình dạng của nó trong hành trình một tháng. Thay vậy, vị trí của Mặt trăng trên bầu trời thay đổi vì nó quay xung quanh Trái đất chừng 27 ngày mỗi vòng. Những vị trí khác nhau trên quỹ đạo của nó cho phép đĩa Mặt trăng, hay bề mặt của nó, được Mặt trời rọi sáng ít hoặc nhiều tại một thời điểm cho trước bất kì nào đó. Đây là cái khiến mọi người chúng ta trên Trái đất nhìn thấy Mặt trăng khác nhau khi những ngày trong tháng trôi qua.

Phía trên mặt tối của Trái đất

Phía trên mặt tối của Trái đất, ánh cam-đỏ và rìa nâu là lớp thấp nhất và dày đặc nhất của khí quyển gọi là tầng đối lưu. Lớp màu trắng-xám mờ mờ trên đó là một lát của cái gọi là tầng bình lưu. Các lớp trên của khí quyển – trung tầng, thượng tầng và ngoại tầng khí quyển – mờ dần từ màu lam sang bóng đen của không gian vũ trụ.

Mỗi pha hằng tháng của Mặt trăng có một tên gọi. Khi Mặt trăng nằm ngay giữa Trái đất và Mặt trời, chúng ta gọi nó là “trăng mới”. Chúng ta không thể nhìn thấy nó khi ấy. Khi nó ở phía bên kia của Trái đất, thì nó là “trăng rằm” quen thuộc, cái đĩa của nó được Mặt trời rọi sáng toàn bộ. Ở giữa hai pha đó, Mặt trăng cho chúng ta nhìn thấy nó hoặc nhiều hơn (tròn dần) hoặc ít hơn (khuyết dần) tùy thuộc vào có bao nhiêu ánh sáng mặt trời có thể đi tới nó.

Để thấy rõ hơn hiện tượng này, bạn hãy bật một bóng đèn và đặt nó trên bàn hoặc một bề mặt rắn nào đó trong phòng tối. Sau đó đặt một quả bóng tennis hoặc bóng bàn lên một cái gậy và giữ nó ở cuối đầu gậy. Đứng yên tại chỗ, hãy di chuyển quả bóng xung quanh cơ thể bạn. Để ý xem có bao nhiêu phần của quả bóng được rọi sáng tùy thuộc vào vị trí tương đối của nó so với bóng đèn. Đây là một gần đúng rất thô sơ của cái xảy ra trong hành trình của Mặt trăng của chúng ta xung quanh Trái đất.

Mặt trăng

Được chụp trong sứ mệnh Apollo 10 vào tháng 5 năm 1969, bức ảnh này cho thấy một số hố va chạm lớn trên mặt trăng.

CẨM NANG THÁM HIỂM VŨ TRỤ
Kimberly Arcand và Megan Watzke
Trần Nghiêm dịch
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm