Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 13)

Hiệp Khách Quậy Bạn có thể bất ngờ khi biết rằng Mặt trời cũng trải qua sự biến đổi thời tiết. Thời tiết Mặt trời, hay thời tiết vũ trụ, không giống như thời tiết trên Trái Đất – nghĩa là, không có mưa rơi, tuyết rơi, hoặc mưa đá. Thay vậy, thời tiết trên Mặt trời đến từ sự nhảy múa và nô đùa giữa những cái vòi khổng... Xin mời đọc tiếp.

KÊNH THỜI TIẾT MẶT TRỜI

Bạn có thể bất ngờ khi biết rằng Mặt trời cũng trải qua sự biến đổi thời tiết. Thời tiết Mặt trời, hay thời tiết vũ trụ, không giống như thời tiết trên Trái Đất – nghĩa là, không có mưa rơi, tuyết rơi, hoặc mưa đá. Thay vậy, thời tiết trên Mặt trời đến từ sự nhảy múa và nô đùa giữa những cái vòi khổng lồ chứa plasma nóng và từ trường tỏa ra từ bề mặt mặt trời. Sự nhảy múa này mang lại những cơn cuồng phong của những hạt tích điện từ Mặt trời phóng ra. Tác động của những cơn bão mặt trời này có thể vươn ra hàng triệu dặm, xuyên tới Trái đất và khí quyển của nó. Nếu một trong những cơn bão này đủ mạnh, thì nó có thể hạ gục các đường truyền vệ tinh và tạo ra màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời gọi là cực quang, còn gọi là Ánh sáng phương Bắc ở Bắc bán cầu và Ánh sáng phương Nam ở Nam bán cầu.

Ảnh cận cảnh của hoạt động phun trào trên bề mặt của Mặt trời.

Ảnh cận cảnh của hoạt động phun trào trên bề mặt của Mặt trời.

Một số cơn bão mặt trời gây ra hiện tượng cực quang

Một số cơn bão mặt trời gây ra hiện tượng cực quang, còn gọi là Ánh sáng phương Bắc ở Bắc bán cầu của chúng ta.

KHI MẶT TRỜI BIẾN ĐỔI: CỰC ĐẠI MẶT TRỜI

Mặt trời của chúng ta là khối cầu không ngừng biến đổi. Có sự vận động liên tục trên Mặt trời, và các cơn bão trên bề mặt của nó ảnh hưởng đến các vùng ở xa hàng triệu dặm trong không gian.

Ngoài hoạt động biến đổi hàng ngày này, Mặt trời còn ở trong một chu trình vận động lớn hơn nữa – thật vậy, một chu kì kéo dài khoảng mười một năm.

Trong chu trình này, các cực từ của Mặt trời đảo lại: Cực Bắc trở thành cực Nam, và ngược lại. Sự đảo cực từ này làm cho hoạt động trên Mặt trời – bao gồm số lượng cơn bão và đợt phun trào vật chất vào không gian vũ trụ – tăng lên. Các nhà khoa học dự đoán rằng “cực đại mặt trời” trong chu trình gần đây nhất sẽ xảy ra vào cuối năm 2013 hoặc 2014. Trong kì cực đại mặt trời sắp tới này, điện thoại cầm tay của bạn hoặc truyền hình vệ tinh có thể bị gián đoạn hoặc mất tín hiệu trong thời gian đó. Nếu bạn gọi cho bộ phận hỗ trợ kĩ thuật khi điều đó xảy ra, thì nhà cung cấp dịch vụ của bạn có thể đề nghị bạn hãy nhìn lên Mặt trời.

Một ảnh chụp tử ngoại của Mặt trời

Một ảnh chụp tử ngoại của Mặt trời trong kì cực đại mặt trời gần nhất, chụp hôm 22 tháng 2 năm 2002.

MỘT SỐ SỰ THẬT VỀ MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Mặt trăng rỗ hoa của chúng ta là một thực tế bằng mắt gợi nhớ một thời lịch sử dữ dội mà tất cả các vật thể trong Hệ Mặt trời đã cùng trải qua.

Ngôi sao gần chúng ta nhất, Mặt trời, là vật thể lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Mặt trời là một thế giới động và phong ba, bão táp.

CẨM NANG THÁM HIỂM VŨ TRỤ
Kimberly Arcand và Megan Watzke
Trần Nghiêm dịch
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm