Hiệp Khách Quậy Khi Mặt trăng đi vào cái bóng của Trái đất, như loạt ảnh phơi sáng này cho thấy, hiện tượng xảy ra được gọi là nguyệt thực. Trong lúc nguyệt thực, ánh sáng – chủ yếu là ánh sáng đỏ – bị bẻ cong bởi khí quyển của Trái đất, chỉ cho phép phần màu đỏ của ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng. Ánh sáng bị lọc... Xin mời đọc tiếp.
ẢNH: MẶT TRĂNG VÀ MẶT TRỜI
NGUYỆT THỰC: 1,3 GIÂY ÁNH SÁNG
Khi Mặt trăng đi vào cái bóng của Trái đất, như loạt ảnh phơi sáng này cho thấy, hiện tượng xảy ra được gọi là nguyệt thực. Trong lúc nguyệt thực, ánh sáng – chủ yếu là ánh sáng đỏ – bị bẻ cong bởi khí quyển của Trái đất, chỉ cho phép phần màu đỏ của ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng. Ánh sáng bị lọc màu này phản xạ trở lại Trái đất, làm cho Mặt trăng trông có màu đỏ.
TRĂNG RẰM: 1,3 GIÂY ÁNH SÁNG
Một quang cảnh quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, Mặt trăng rằm lung linh tỏa sáng bầu trời đêm hàng tháng. Diện mạo mặt trăng là một kết hợp gồm những cao nguyên sáng và những vùng “biển” tối đã có thời chứa đầy dung nham, ngày nay cả hai đều bộc lộ vết tích của những hố va chạm lớn và những tia vật chất bị bắn vọt ra ngoài. Các nhà khoa học cho rằng bản thân Mặt trăng đã được hình thành sau một vụ va chạm dữ dội giữa một tiểu hành tinh với Trái đất xảy ra hàng tỉ năm về trước.
PHÍA TỐI CỦA MẶT TRĂNG: 1,3 GIÂY ÁNH SÁNG
Do Mặt trăng luôn hướng một bán cầu về phía Trái đất, cho nên con người phải chờ đến năm 1959 thì một phi thuyền vũ trụ của Nga mới chụp được bức ảnh đầu tiên của phía bên kia (hay “phía tối”) của mặt trăng. Bức ảnh này của phía bên kia của Mặt trăng được ghép từ hơn 15.000 ảnh chụp riêng do Camera Tàu Quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA thực hiện từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011.
ẢNH CHỤP MẶT TRĂNG TRONG MỘT LOẠI ÁNH SÁNG LẠ
Như bạn có thể còn nhớ, tia X là do những vật rất nóng hoặc năng lượng rất cao phát ra. Tuy vậy, Mặt trăng thì lạnh lẽo, và không giải phóng bất kì lượng nhiệt nào. Vậy tại sao các nhà thiên văn muốn chụp một bức ảnh tia X của Mặt trăng? Bởi vì khi ánh sáng từ Mặt trời đến phản xạ trên Mặt trăng, nó cho chúng ta biết có cái gì trên bề mặt chị Hằng của chúng ta. Bức ảnh tia X này (bên phải) do Đài thiên văn tia X Chandra của NASA chụp phần sáng của Mặt trăng cho thấy các nguyên tử oxygen, magnesium, nhôm, và silicon được sinh ra khi tia X mặt trời bắn phá bề mặt chị Hằng.
CẨM NANG THÁM HIỂM VŨ TRỤ
Kimberly Arcand và Megan Watzke
Trần Nghiêm dịch
Phần tiếp theo >>