Cẩm nang thám hiểm vũ trụ (Phần 17)

Hiệp Khách Quậy Trông như một khung cảnh quen thuộc, nhưng đây không phải cảnh hoàng hôn trên hành tinh quê nhà của chúng ta. Xe tự hành sao Hỏa Spirit của NASA đã chụp bức ảnh hoàng hôn ngoài hành tinh này vào năm 2005 khi nó hướng nhìn về phía bầu trời phía tây từ chỗ neo đậu của nó trên sao Hỏa. Các xe tự hành Thám... Xin mời đọc tiếp.

4

CÁC VẬT THỂ THUỘC HỆ MẶT TRỜI

Hệ mặt trời không phải lo lắng về tiếng tăm của nó.

— RALPH WALDO EMERSO

Trông như một khung cảnh quen thuộc, nhưng đây không phải cảnh hoàng hôn trên hành tinh quê nhà của chúng ta. Xe tự hành sao Hỏa Spirit của NASA đã chụp bức ảnh hoàng hôn ngoài hành tinh này vào năm 2005 khi nó hướng nhìn về phía bầu trời phía tây từ chỗ neo đậu của nó trên sao Hỏa. Các xe tự hành Thám hiểm sao Hỏa đã cung cấp cho chúng ta một góc nhìn giống hệt như trên hành tinh của chúng ta, nhưng đó là ở trên một thế giới khác ở xa hàng triệu dặm đường.

Cho đến đây, chúng ta chỉ mới dừng chân ở một số địa điểm tương đối quen thuộc: bay đến đích đến đầu tiên của chúng ta, Mặt trăng, Trái đất, và Mặt trời. Bây giờ chúng ta hãy tạm rời xa những láng giềng gần gũi này, đã đến lúc mạo hiểm bay xa hơn ra phía ngoài. Có rất nhiều cái để khám phá trong Hệ Mặt trời, cái tương đương với láng giềng cấp vũ trụ của chúng ta. Có một số nơi chúng ta không thể không dừng chân, bao gồm các hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, và Pluto – nếu bạn đếm luôn Pluto là một hành tinh, chúng ta sẽ nói lại chuyện này ở phần sau.

Còn có nhiều điểm hút khách khác nữa trên hành trình băng xuyên Hệ Mặt trời của chúng ta. Chẳng hạn, đa số các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời đều có các vật thể, hay mặt trăng, quay xung quanh chúng, nổi tiếng nhất là Mặt trăng của chúng ta, như chúng tôi đã trình bày trong chương trước. Tuy nhiên, việc có đúng một mặt trăng hóa ra lại là ngoại lệ. Một số hành tinh, ví dụ như Mộc tinh và Thổ tinh, thật sự có hàng tá mặt trăng quay xung quanh chúng.

Hình minh họa này cho thấy trật tự của các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Chúng không được vẽ theo tỉ lệ, vì không phải tất cả các vật thể đều khả kiến và có thể bố trí vừa trên trang giấy.

Như chúng ta đã nói, Mặt trăng – chúng ta sử dụng phiên bản viết hoa hàm ý chỉ vệ tinh của Trái đất, và phiên bản viết thường “mặt trăng” để chỉ vệ tinh của những hành tinh khác – ngày nay không còn hoạt động kinh khủng nữa. Tuy nhiên, một số mặt trăng quay xung quanh những hành tinh khác là những thế giới động và đang diễn tiến khốc liệt. Có những mặt trăng với những đại dương methane lỏng, những mặt trăng khác với bề mặt băng giá có khả năng bao phủ các khối nước, và nhiều thứ khác. Hãy nhớ lại những môi trường cực độ mà chúng ta đã thám hiểm trong chương đầu tiên tại đây, trên Trái đất này. Những môi trường rất tương tự rõ ràng tồn tại trên một số mặt trăng này, và chúng có thể trở thành nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh quê nhà của chúng ta.

Ngoài các hành tinh và mặt trăng của chúng, Hệ Mặt trời còn có một vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Hỏa tinh và Mộc tinh mà con người có thể đến thăm trong tương lai. Còn có những vật thể lang thang gọi là sao chổi và thỉnh thoảng trên hành trình của chúng xung quanh Mặt trời chúng bay gần Trái đất. Trong chương này, chúng ta sẽ dừng nhanh tại một số vật thể láng giềng trong Hệ Mặt trời và xem chúng phô diễn những gì.

CẨM NANG THÁM HIỂM VŨ TRỤ
Kimberly Arcand và Megan Watzke
Trần Nghiêm dịch
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm