Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 7)

Hiệp Khách Quậy Một người đã dành nhiều thời gian và thực hiện nhiều nghiên cứu để hiểu được vấn đề của tiềm thức hay tâm trí dưới mức ý thức (subconscious mind) là Tiến sĩ David Eagleman, một nhà thần kinh học tại Đại học Y Baylor. Khi tôi phỏng vấn anh ta, tôi hỏi anh ta, Nếu hầu hết các quá trình tinh thần của chúng... Xin mời đọc tiếp.

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Một người đã dành nhiều thời gian và thực hiện nhiều nghiên cứu để hiểu được vấn đề của tiềm thức hay tâm trí dưới mức ý thức (subconscious mind) là Tiến sĩ David Eagleman, một nhà thần kinh học tại Đại học Y Baylor. Khi tôi phỏng vấn anh ta, tôi hỏi anh ta, Nếu hầu hết các quá trình tinh thần của chúng ta là dưới ý thức, thì tại sao chúng ta không biết gì hay chẳng hiểu biết trước được về thực tế quan trọng này? Ông đưa ra một ví dụ, về một vị vua trẻ kế thừa ngai vàng và nhận lấy tín dụng hay sự tín nhiệm cho mọi thứ trong vương quốc, nhưng không có manh mối nhỏ nào về hàng ngàn nhân viên, binh lính và nông dân cần thiết để duy trì ngai vàng.

Sự lựa chọn của chúng ta cho các chính trị gia, đối tác hôn nhân, bạn bè và nghề nghiệp tương lai của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những thứ mà chúng ta không ý thức được. (Ví dụ, đó là một kết quả kỳ quặc, anh nói, "những người có tên Denise hoặc Dennis tthì chẳng có tỉ lệ hay khả năng nào giống như để trở thành nha sỹ, trong khi những người có tên Laura hoặc Lawrence có nhiều khả năng trở thành luật sư, và những người có tên như George hoặc Georgina trở thành nhà địa chất). Điều này cũng có nghĩa là những gì chúng ta coi là "thực tại này hay thực tế này – the reality" chỉ là một sự xấp xỉ mà bộ não tạo ra để lấp đầy khoảng trống. Mỗi người chúng ta nhìn thấy thực tại theo một cách hơi khác. Ví dụ, ông chỉ ra, "ít nhất 15% nữ giới của con người có một đột biến di truyền mang lại cho họ một loại thụ quang màu phụ extra type of color photoreceptor (loại thứ tư) – và điều này cho phép họ dễ được phân biệt/nhận ra giữa các màu giống hệt với đa số chúng ta vốn chỉ với ba loại thụ quang màu.”

Rõ ràng, chúng ta càng hiểu cơ chế của ý nghĩ, thì càng có nhiều câu hỏi nảy sinh. Chính xác điều gì xảy ra trong trung tâm chỉ huy của tâm trí khi đối mặt với một trung tâm chỉ huy thuộc về hình bóng đầy nổi loạn khác? Chúng ta có ý gì, hay muốn nói gì với từ "ý thức – consciousness" theo bất kỳ phương cách nào đi nữa, nếu nó có thể bị chia làm đôi? Và mối quan hệ giữa ý thức và "bản thân – self" và "tự nhận thức – self.awareness" là gì?

Nếu chúng ta có thể trả lời những câu hỏi khó nhằn kiểu thế này, thì có lẽ nó sẽ mở đường cho sự hiểu biết ý thức không con người, hay ý thức không thuộc về con người, ý thức của robot và người ngoài hành tinh từ không gian bên ngoài, ví dụ, có thể hoàn toàn khác với chúng ta.

Bây giờ chúng ta hãy đề xuất một câu trả lời rõ ràng cho thể loại câu hỏi đặc biệt phức tạp này, rằng: Ý Thức Là Gì?What is Consciousness?

Tâm trí con người có khả năng của bất kì cái gì ... bởi vì mọi thứ đều ở trong nó, mọi quá khứ cũng như tất cả tương lai.

JOSEPH CONRAD

Ý thức có thể bị suy giảm, dẫn đến sự tan rã bằng những nói năng ngớ ngẩn vô nghĩa, ngay cả với những nhà tư tưởng khó tính nhất,

COLIN MCGINN

 

2       Ý THỨC - QUAN ĐIỂM CỦA MỘT NHÀ VẬT LÝ

Ý tưởng về ý thức đã hấp dẫn các nhà triết học trong nhiều thế kỷ, nhưng nó đã kháng cự lại việc có một định nghĩa đơn giản, thậm chí cho đến ngày nay. Nhà triết học David Chalmers đã lập danh mục hơn hai mươi nghìn bài báo/tài liệu viết về đề tài này; không nơi nào trong khoa học có rất nhiều cống hiến to lớn để tạo ra ít ỏi sự đồng thuận như vậy. Nhà tư tưởng thế kỷ 17 Gottfried Leibniz đã từng viết: "Nếu bạn có thể thổi phồng bộ não lên đến kích thước của một nhà máy và bước vào bên trong, bạn vẫn sẽ không tìm thấy ý thức."

Một số nhà triết học nghi ngờ rằng một lý thuyết về ý thức thậm chí là không thể. Họ cho rằng ý thức không bao giờ có thể giải thích được, vì một vật thể không bao giờ có thể hiểu được chính nó, vì vậy chúng ta thậm chí không có mãnh lực tinh thần bùng cháy nào để giải quyết câu hỏi thực sự rắc rối này. Nhà tâm lý học Harvard, Steven Pinker viết, "Chúng ta không thể thấy ánh sáng cực tím. Chúng ta không thể (dùng) cách tâm trí, xoay xoay một vật thể trong chiều không gian thứ tư. Và có lẽ chúng ta không thể giải được những câu hỏi hóc búa như ý chí và sự tự do."

Trong thực tế, đối với hầu hết thế kỷ XX, một trong những lý thuyết chi phối về tâm lý học, chủ nghĩa hành vi – behaviorism, đã phủ nhận tầm quan trọng của ý thức cách hoàn toàn. Behaviorism được dựa trên ý tưởng rằng chỉ có hành vi khách quan của động vật và con người là giá trị trong nghiên cứu, chứ không phải là chủ quan, trạng thái bên trong của tâm trí.

Những người khác đã từ bỏ việc cố gắng xác định ý thức, và thử cách đơn giản để mô tả nó. Bác sĩ tâm thần Giulio Tononi đã nói, "Mọi người đều biết ý thức là gì: đó là những gì từ bỏ bạn mỗi đêm khi bạn rơi vào giấc ngủ không mơ, và trở về vào sáng hôm sau khi bạn tỉnh dậy."

Mặc dù bản chất tự nhiên của ý thức đã được tranh luận trong nhiều thế kỷ, đã có rất ít sự quả quyết. Đã đưa cho các nhà vật lý lý do để tạo ra nhiều phát minh, những thứ làm nên những tiến bộ bùng nổ trong khoa học não bộ trở thành ra là có thể, có lẽ sẽ rất hữu ích khi làm theo một ví dụ từ vật lý trong việc xem xét lại câu hỏi cổ xưa này.

CÁCH CÁC NHÀ VẬT LÝ HIỂU VŨ TRỤ NÀY

Khi một nhà vật lý cố gắng hiểu điều gì đó, trước tiên anh ta thu thập dữ liệu và sau đó anh ta đề xuất một "mô hình", một phiên bản đơn giản của đối tượng mà anh đang nghiên cứu nắm bắt các tính năng thuộc về bản chất (tự nhiên thể hiện) của nó. Trong vật lý, mô hình được mô tả bằng một loạt các tham số liên quan đến đối tượng quan sát/nghiên cứu (ví dụ: nhiệt độ, năng lượng, thời gian). Sau đó, các nhà vật lý sử dụng mô hình để dự đoán sự tiến hóa trong tương lai của nó bằng cách mô phỏng chuyển động của nó. Trên thực tế, một số siêu máy tính lớn nhất thế giới được sử dụng để mô phỏng sự tiến hóa của các mô hình, có thể mô tả proton, vụ nổ hạt nhân, kiểu thời tiết, vụ nổ lớn và trung tâm của lỗ đen. Sau đó, bạn tạo ra một mô hình tốt hơn, bằng cách sử dụng nhiều tham số tinh tế, thật chi tiết hơn nữa, và mô phỏng nó vừa vặn với thời gian dĩ nhiên.

Ví dụ, khi Isaac Newton đang bối rối về chuyển động của mặt trăng, ông đã tạo ra một mô hình đơn giản mà cuối cùng sau đó đã thay đổi quá trình lịch sử của con người: ông hình dung ném một quả táo trong không khí. Bạn ném quả táo càng nhanh, ông đã suy luận, nó sẽ càng đi xa hơn. Nếu bạn ném nó đủ nhanh, trên thực tế, nó có thể sẽ quay xung quanh Trái đất cách hoàn toàn, hay thậm chí có thể trở lại điểm ban đầu của nó. Sau đó, Newton tuyên bố, mô hình này đại diện cho đường di chuyển của mặt trăng, do đó, các lực dẫn đường chuyển động của quả táo quanh Trái Đất giống hệt với các lực hướng dẫn đường cho mặt trăng.

Nhưng bản thân mô hình này vẫn chỉ là thứ không được sử dụng. Bước đột phá quan trọng là khi Newton có thể sử dụng lý thuyết mới của mình để mô phỏng tương lai, để tính toán vị trí tương lai của các vật thể chuyển động. Đây là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ông ấy phải tạo ra một nhánh hoàn toàn mới của toán học, được gọi là giải tích – calculus. Sử dụng loại toán học mới này, Newton sau đó có thể dự đoán quỹ đạo không chỉ của mặt trăng, mà còn là Sao chổi của Halley và các hành tinh. Kể từ đó, các nhà khoa học đã sử dụng định luật Newton để mô phỏng con đường tương lai của vật thể chuyển động, từ súng thần công, máy móc, ô tô và tên lửa đến các tiểu hành tinh và thiên thạch, và thậm chí cả các ngôi sao và thiên hà.

Sự thành công hay thất bại của một mô hình phụ thuộc vào cách trung thực mà nó tái tạo các thông số cơ bản (basic/essential parameters) của bản thể gốc – the original. Trong trường hợp cụ thể của Newton, tham số cơ bản là vị trí của quả táo và mặt trăng trong không gian và thời gian. Bằng cách cho phép tham số này phát triển (tức là, để thời gian di chuyển về phía trước), Newton đã mở khóa, lần đầu tiên trong lịch sử, hành động của các vật chuyển động, là một trong những khám phá quan trọng nhất trong khoa học.

Các mô hình hữu ích, cho đến khi chúng được thay thế bằng các mô hình chính xác hơn được mô tả bằng các thông số tốt hơn. Einstein đã thay thế hình ảnh của Newton về những lực tác dụng lên quả táo và mặt trăng với một mô hình mới dựa trên một tham số mới, độ cong của không gian và thời gian. Một quả táo di chuyển không phải vì Trái đất tạo ra một lực tác động lên nó, mà bởi vì tấm vải không gian và thời gian bị kéo căng ra bởi Trái Đất, nên quả táo đơn giản di chuyển dọc theo bề mặt của một không-thời gian bị làm cong. Từ đó, Einstein có thể mô phỏng tương lai của toàn bộ vũ trụ. Bây giờ, với máy tính, chúng ta có thể chạy các mô phỏng của mô hình này trong tương lai và tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp trình bày các va chạm của các lỗ đen.

Bây giờ chúng ta hãy kết hợp chiến lược cơ bản này vào một lý thuyết mới về ý thức.

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm