Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 11)

Hiệp Khách Quậy Nếu lý thuyết không-thời gian của ý thức là chính xác, thì nó cũng cho chúng ta một định nghĩa khắt khe về tự nhận thức. Thay vì mơ hồ, tương quan vòng tròn luẩn quẩn, chúng ta sẽ có thể đưa ra một định nghĩa có thể kiểm chứng (testable) và hữu ích. Xin mời đọc tiếp.

BÍ ẨN CỦA SỰ TỰ NHẬN THỨC – THE MYSTERY OF SELF.AWARENESS

Nếu lý thuyết không-thời gian của ý thức là chính xác, thì nó cũng cho chúng ta một định nghĩa khắt khe về tự nhận thức. Thay vì mơ hồ, tương quan vòng tròn luẩn quẩn, chúng ta sẽ có thể đưa ra một định nghĩa có thể kiểm chứng (testable) và hữu ích. Chúng ta sẽ xác định sự tự nhận thức như sau:

Tự nhận thức là việc tạo ra một mô hình của thế giới và mô phỏng tương lai mà trong đó bạn xuất hiện.

Self-awareness is creating a model of the world and simulating the future in which you appear.

Động vật do đó có một ít tự nhận thức, vì chúng phải biết nơi chúng đang nằm nếu chúng vẫn đang tồn tại tiếp và giao phối, nhưng sự tự nhận thức này bị hạn chế phần lớn bởi bản năng.

Khi hầu hết động vật được đặt trước gương, chúng bỏ qua hoặc tấn công nó, không nhận ra rằng đó là hình ảnh của chính chúng. (Điều này được gọi là "kiểm tra gương", thứ rồi tất cả quay trở lại với Darwin.) Tuy nhiên, các loài động vật như voi, những con tinh tinh họ hàng với tổ tiên loài người, cá heo mũi cổ chai, cá orcas, và các chim ác là châu Âu có thể nhận ra rằng hình ảnh mà chúng nhìn thấy trong gương thể hiện bản thân chúng.

Con người, tuy nhiên, có một bước tiến rất lớn và liên tục chạy các mô phỏng trong tương lai nơi mà chúng ta xuất hiện như một diễn viên chính. Chúng ta liên tục tưởng tượng mình phải đối mặt với những tình huống khác nhau - đang hẹn hò, xin việc, thay đổi nghề nghiệp - không điều nào trong số đó được xác định bởi bản năng. Rất khó để ngăn não bạn mô phỏng tương lai, mặc dù các phương pháp kĩ lưỡng đã được đưa ra (ví dụ, thiền) để cố gắng làm như vậy.

Daydreaming – đang mơ màng, như là một ví dụ, bao gồm phần lớn cảnh diễn thay thế diễn ra của chúng ta trong các tương lai có thể khác nhau để đạt được một mục tiêu nào đó. Vì chúng ta tự hào khi biết những hạn chế và điểm mạnh của mình, không khó để đặt mình vào trong mô hình và nhấn nút "phát" để chúng ta bắt đầu đóng vai các kịch bản giả định, như là một diễn viên trong một vở kịch ảo.

"TÔI" Ở ĐÂU? – WHERE AM “I”?

Có lẽ là một phần cụ thể của bộ não mà công việc của nó là để thống nhất các tín hiệu từ hai bán cầu để tạo ra một cảm giác trơn tru, mạch lạc của bản thân – self. Tiến sĩ Todd Heatherton, một nhà tâm lý học tại Đại học Dartmouth, tin rằng khu vực này nằm trong vỏ não trước trán, trong cái được gọi là vỏ não trán trước trung gian – medial prefrontal cortex. Nhà sinh vật học Tiến sĩ Carl Zimmer viết, "Vỏ não trước trán trung gian có thể đóng vai trò tương tự đối với bản thân như đồi hải mã – hippocampus đóng vai trò về ký ức ... [nó] có thể liên tục khâu/may lại với nhau một ý nghĩa về chúng ta là ai." Nói cách khác, điều này có thể là cửa ngõ của khái niệm "Tôi", khu vực trung tâm của bộ não kết hợp, thêm vào, một hỗn trộn cho câu chuyện thống nhất của chúng ta là ai. (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vỏ não trước trán trung gian là một người tí hon như homunculus nằm trong não chúng ta kiểm soát mọi thứ.)

Nếu lý thuyết này là đúng, thì bộ não nghỉ ngơi, khi chúng ta mơ mộng về bạn bè và bản thân chúng ta, nên hoạt động tích cực hơn bình thường, ngay cả khi các phần khác của vùng giác quan của não đều yên lặng. Trong thực tế, việc quét não nhấn mạnh điều này. Tiến sĩ Heatheron kết luận, "Hầu hết thời gian khi chúng ta mơ mộng - chúng ta nghĩ về điều gì đó đã xảy ra với chúng ta hoặc những gì chúng ta nghĩ về người khác. Tất cả điều này liên quan đến sự tự nhìn lại – self.reflection."

Lý thuyết không-thời gian nói rằng ý thức được trộn/vá với nhau từ nhiều tiểu đơn vị của não, mỗi phần cạnh tranh với những phần khác để tạo ra một mô hình của thế giới, và cũng như ý thức của chúng ta cảm thấy mượt mà và liên tục. Làm thế nào điều này có thể được, khi tất cả chúng ta có cảm giác rằng "bản thân" của chúng ta là không bị gián đoạn và luôn luôn phụ trách/chịu trách nhiệm?

Trong chương trước, chúng ta đã gặp hoàn cảnh của những bệnh nhân bị chia-tách não, những người đôi khi đấu tranh với những cánh tay xa lạ mà theo nghĩa đen có một tâm trí riêng của chính chúng. Có vẻ như có hai trung tâm ý thức sống trong cùng một bộ não. Vậy làm thế nào tất cả điều này tạo ra cảm giác rằng chúng ta có một "chính mình" thống nhất, liên kết tồn tại bên trong bộ não của chúng ta?

Tôi đã hỏi một người có thể có câu trả lời: Tiến sĩ Michael Gazzaniga, người đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu hành vi kỳ lạ của bệnh nhân chia-tách não. Ông nhận thấy rằng não trái của những bệnh nhân tách não, khi đối mặt với thực tế rằng dường như có hai trung tâm ý thức riêng biệt nằm trong cùng một hộp sọ, sẽ đơn giản tạo ra những giải thích kỳ lạ, bất kể ngớ ngẩn thế nào. Ông nói với tôi rằng, khi được trình bày với một nghịch lý rõ ràng, não trái sẽ "đàm luận – confabulate" một câu trả lời để giải thích các sự kiện bất tiện. Tiến sĩ Gazzaniga tin rằng điều này cho chúng ta cảm giác sai lầm rằng chúng ta là thống nhất và toàn bộ. Ông gọi não trái là "thông dịch viên", thứ liên tục nghĩ ra những ý tưởng để viết lên những mâu thuẫn và những khoảng trống trong ý thức của chúng ta.

Ví dụ, trong một thí nghiệm, anh ta đã chiếu từ "đỏ" vào chỉ cho bên não trái của một bệnh nhân, và từ "chuối" chỉ cho bên não phải. (Lưu ý rằng não trái chiếm ưu thế do đó không biết về quả chuối.) Sau đó, đối tượng được yêu cầu lấy một cây bút bằng tay trái (được điều khiển bởi não phải) và vẽ một bức tranh. Một cách tự nhiên, anh đã vẽ một bức ảnh của một quả chuối, nhưng não trái không có manh mối nào cho thấy quả chuối đã lóe lên não phải.

Sau đó, bệnh nhân được hỏi tại sao anh đã vẽ ra quả chuối. Bởi vì chỉ não trái kiểm soát lời nói, và bởi vì não trái không biết gì về quả chuối, bệnh nhân đúng ra nên nói, "Tôi không biết." Thay vào đó anh ta nói, "Dễ nhất là vẽ bằng tay này vì bàn tay này có thể kéo xuống dễ dàng hơn." Tiến sĩ Gazzaniga lưu ý rằng não trái đã cố gắng tìm ra lý do nào đó cho sự kiện bất tiện này, mặc dù bệnh nhân không biết gì về lý do tại sao tay trái của anh lại vẽ chuối.

Tiến sĩ Gazzaniga kết luận: "Đây là bán cầu não trái, tham gia vào xu hướng của con người để tìm ra trật tự trong hỗn loạn, cố gắng điều chỉnh mọi thứ thành một câu chuyện và đặt nó vào một bối cảnh. Có vẻ như nó được đưa ra giả thuyết về cấu trúc của thế giới ngay cả khi đối mặt với bằng chứng không tồn tại. "

Đây là nơi mà ý thức của chúng ta về một "bản thân/chính mình" thống nhất, xuất phát từ đó. Mặc dù ý thức là một sự chắp vá của các xu hướng cạnh tranh và thường mâu thuẫn, não trái bỏ qua những mâu thuẫn và cố gắng dấu đi những khoảng trống rõ ràng, để tạo cho chúng ta một cảm giác mượt mà của một chữ "Tôi". Nói cách khác, bộ não trái liên tục bào chữa, một số trong số đó thì khờ khạo và phi lý, hòng tạo ra hoặc khiến cho thế giới trở nên có ý nghĩa/có thể hiểu được (to make sense of the world). Nó liên tục hỏi "Tại sao?" và liên tục tưởng tượng ra những lý do, cả khi câu hỏi không có câu trả lời.

(Có lẽ tồn tại một lý do tiến hóa mà chúng ta đã tiến hóa bộ não bị chia tách của chúng ta. Một giám đốc điều hành dày dạn thường sẽ khuyến khích các trợ lý của mình lấy các mặt đối lập của một vấn đề, hòng khuyến khích tranh luận kỹ lưỡng. Thông thường, chế độ nhìn hợp lý xuất hiện từ tương tác dữ dội với những ý tưởng không chính xác. Tương tự như vậy, hai nửa của não bổ sung cho nhau, đề xuất phân tích bi quan/lạc quan hoặc góc cạnh/toàn diện về cùng một ý tưởng. Hai nửa của não do đó chơi đùa với nhau tới cuối cùng. Thật vậy, như chúng ta sẽ thấy, một số hình thức bệnh tâm thần có thể phát sinh khi sự tương tác giữa hai bộ não này trở nên tồi tệ.)

Bây giờ chúng ta có một lý thuyết (để) làm việc về ý thức, thời gian đã đến để vận dụng nó hòng hiểu làm thế nào khoa học thần kinh sẽ phát triển trong tương lai. Có một loạt các nhóm thí nghiệm rộng lớn và đáng chú ý hiện đang được thực hiện trong khoa học thần kinh mà về cơ bản làm thay đổi toàn bộ cảnh quan khoa học. Sử dụng sức mạnh của lực điện từ, các nhà khoa học giờ đây có thể thăm dò suy nghĩ của mọi người, gửi tin nhắn thần giao cách cảm, điều khiển các vật thể xung quanh chúng ta, ghi lại những kỷ niệm, và có lẽ tăng cường trí thông minh của chúng ta.

Có lẽ ứng dụng trực tiếp và thực tế nhất của công nghệ mới này là một cái gì đó từng được coi là vô vọng không thể: thần giao cách cảm – telepathy.

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm