Hiệp Khách Quậy Con người có lẽ là cô đơn trên hành tinh này trong việc có thể hoạt động trên tất cả các cấp độ của ý thức. Sử dụng quét MRI, chúng ta có thể bóc tách các cấu trúc khác nhau liên quan đến từng cấp độ của ý thức. Xin mời đọc tiếp.
CẤP I: DÒNG Ý THỨC – STREAM OF CONSCIOUSNESS
Con người có lẽ là cô đơn trên hành tinh này trong việc có thể hoạt động trên tất cả các cấp độ của ý thức. Sử dụng quét MRI, chúng ta có thể bóc tách các cấu trúc khác nhau liên quan đến từng cấp độ của ý thức.
Đối với chúng ta, dòng ý thức cấp I phần lớn là sự tương tác giữa vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và đồi não (thalamus). Khi đi dạo nhàn nhã trong công viên, chúng ta nhận thức được mùi của cỏ cây, cảm giác của một làn gió nhẹ nhàng, những kích thích thị giác từ mặt trời, và vân vân. Các giác quan của chúng ta gửi tín hiệu đến tủy sống, thân cuống não, và sau đó đến vùng đồi, nơi hoạt động giống như trạm tiếp sức, phân loại ra các kích thích và gửi chúng đến các vùng vỏ não khác nhau. Ví dụ, hình ảnh của công viên được gửi đến vỏ não chẩm (occipital cortex) ở phía sau của bộ não, trong khi cảm giác chạm từ gió được gửi đến thùy đỉnh (the parietal lobe). Các tín hiệu được xử lý trong vỏ não thích hợp, và sau đó được gửi đến vỏ não trước trán, nơi chúng ta cuối cùng đã trở nên ý thức về tất cả những cảm giác này.
Điều này được mô tả trong Hình 7.
Hình 7. Trong ý thức cấp I, thông tin cảm giác đi qua thân/cuống não, qua đồi não, vào các vỏ não khác nhau, và cuối cùng đến vỏ não trước trán. Do đó dòng ý thức Cấp I này được tạo ra bởi luồng thông tin từ đồi đến vỏ não trước trán.
Với mỗi hình ảnh, bộ não tự động gắn một cảm xúc, chẳng hạn như hạnh phúc, sợ hãi, giận dữ, hoặc ghen tị, và xử lý cảm xúc trong amygdala – hạch hạnh nhân (amygdala là một khối lượng vật chất xám có hình hạt hạnh nhân bên trong mỗi bán cầu não, liên quan đến trải nghiệm cảm xúc.)
Nếu vị trí của bạn là đối thủ chính của bạn, người mà bạn nghi ngờ gây nguy hiểm sau lưng bạn, cảm xúc sợ hãi được xử lý bởi amygdala, nó sẽ gửi một thông điệp khẩn cấp tới vỏ não trước, cảnh báo nó có thể nguy hiểm. Đồng thời, tín hiệu được gửi đến hệ thống nội tiết của bạn để bắt đầu bơm adrenaline và các kích thích tố khác vào máu, do đó làm tăng nhịp tim của bạn và chuẩn bị cho bạn một phản ứng [chiến-hoặc-chạy] có thể xảy ra.
Điều này được minh họa trong hình 8.
Hình 8. Cảm xúc có nguồn gốc và được xử lý trong hệ thống limbic. Trong ý thức Cấp II, chúng ta liên tục bị bắn phá với thông tin cảm giác, nhưng cảm xúc phản ứng đốt-nhanh chóng với những trường hợp khẩn cấp từ hệ thống limbic mà không cần sự cho phép từ vỏ não trước trán. Vùng hippocampus – đồi hải mã cũng rất quan trọng trong việc xử lý ký ức. Vì vậy, ýthứccấp II, ở cốt lõi của nó, liên quan đến phản ứng của amygdala, hippocampus và vỏ não trước trán.
Nhưng ngoài việc đơn giản nhận ra người khác, bộ não có được khả năng kỳ lạ khác để đoán xem mọi người đang nghĩ gì. Điều này được gọi là Lý thuyết Tâm Trí – Theory of Mind, một lý thuyết được đề xuất đầu tiên bởi Tiến sĩ David Premack thuộc Đại học Pennsylvania, là khả năng suy luận hay đúc kết được suy nghĩ của người khác. Trong bất kỳ xã hội phức tạp nào, bất kỳ ai có khả năng đoán chính xác ý định, động cơ và kế hoạch của người khác đều có lợi thế sống sót to lớn so với những người không thể. Lý thuyết của Tâm trí cho phép bạn hình thành liên minh với những người khác, cô lập kẻ thù của bạn, và củng cố tình bạn của bạn, làm tăng sức mạnh của bạn và sự thành thạo về Lý thuyết của Tâm trí là cần thiết trong sự tiến hóa của bộ não.
Nhưng làm thế nào là lý thuyết của tâm trí được hoàn thành? Một đầu mối xuất hiện vào năm 1996, với sự khám phá ra "các nơron gương – mirror neurons" của các Tiến sĩ. Giacomo Rizzolatti, Leonardo Fogassi và Vittorio Gallese. Những tế bào thần kinh này cháy khi bạn đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó và cũng có thể khi bạn thấy ai đó thực hiện nhiệm vụ tương tự đó. (Tế bào thần kinh gương cũng kích thích các cảm xúc cũng như hành những động thể chất. Nếu bạn cảm thấy một cảm xúc tất định nào đó, và nghĩ người khác cảm thấy cùng cảm xúc đó, thì [các nơ-ron gương] sẽ cháy lên.)
Các nơ-ron gương là điều cần thiết cho sự bắt chước và cũng cho sự đồng cảm –empathy, cho chúng ta khả năng không chỉ sao chép các nhiệm vụ phức tạp được thực hiện bởi người khác mà còn để trải nghiệm cảm xúc mà người đó phải cảm nhận. Do đó, các tế bào thần kinh gương có lẽ cần thiết cho sự tiến hóa của chúng ta như là con người, vì sự hợp tác là điều cần thiết để giữ/gom một bộ lạc hay một loài lại với nhau.
Các nơron thần kinh được tìm thấy lần đầu tiên ở những khu vực premotor của bộ não khỉ. Nhưng kể từ đó, chúng đã được tìm thấy ở người trong vỏ não trước trán. Tiến sĩ VS Ramachandran tin rằng nơ-ron gương là điều cần thiết trong việc cho chúng ta sức mạnh của sự tự nhận thức (self-awareness) và kết luận, "Tôi dự đoán rằng các nơ-ron gương sẽ làm cho tâm lý học như những gì DNA đã làm cho sinh học: chúng sẽ cung cấp một khuôn khổ thống nhất và giúp giải thích một loạt các khả năng về tinh thần (hay tâm trí) cho đến nay vẫn còn bí ẩn và không thể tiếp cận với các thí nghiệm. " (Tuy nhiên, chúng ta nên chỉ ra rằng tất cả các kết quả khoa học phải được kiểm tra và xác nhận lại. Không có nghi ngờ cho việc một số tế bào thần kinh đang thực hiện hành vi quan trọng này liên quan đến sự đồng cảm, bắt chước, vv, nhưng có một số cuộc tranh luận khoa học về việc nhận ra hay xác nhận danh tính của các tế bào thần kinh gương. Ví dụ, một số nhà phê bình cho rằng có lẽ những hành vi này là phổ biến đối với nhiều tế bào thần kinh, và rằng không có một loại tế bào thần kinh dành riêng cho hành vi này.)
CẤP III: MÔ PHỎNG TƯƠNG LAI
Mức độ cao nhất của ý thức, được liên kết chủ yếu với Homo sapiens, là ý thức cấp III, trong đó chúng ta lấy mô hình của chúng ta về thế giới và sau đó chạy mô phỏng trong tương lai. Chúng ta làm điều này bằng cách phân tích những ký ức quá khứ của con người và sự kiện, và sau đó mô phỏng tương lai bằng cách tạo ra nhiều liên kết nhân quả để tạo thành một cây "nhân quả". Khi chúng ta nhìn vào những gương mặt khác nhau tại bữa tiệc cocktail, (não) chúng ta bắt đầu tự hỏi mình những câu hỏi đơn giản: Cá nhân này có thể giúp tôi như thế nào? Làm thế nào cuộc tám chuyện bâng quơ trong gian phòng có vai trò trong tương lai? Có ai ngoài kia nhận ra tôi không?
Hãy ví rằng bạn vừa mất việc và bạn đang tuyệt vọng tìm kiếm một công việc mới. Trong trường hợp này, khi bạn nói chuyện với nhiều người khác nhau trong bữa tiệc cocktail, tâm trí của bạn đang sốt sắng mô phỏng tương lai với mỗi người bạn nói chuyện. Bạn tự hỏi mình, Làm thế nào tôi có thể gây ấn tượng với người này? Tôi nên đưa ra những chủ đề nào để diễn chuyện tốt nhất cho hoàn cảnh của mình? Anh ta có thể cho tôi một công việc không?
Hình 9. Mô phỏng tương lai, trái tim của ý thức Cấp III, được trung gian bởi vùng lưng và bên trái của vỏ não trước trán (dorsolateral prefrontal cortex), CEO của não, với sự cạnh tranh giữa trung tâm thoải mái (the pleasure center) và vùng Orbitofrontal cortex nơi diễn ra các hoạt động về nhận thức và đưa ra quyết định (các điều này hoạt động để kiểm tra xung động hay cảm xúc của chúng ta – our impulse). Điều này gần giống với phác thảo của Freud về cuộc đấu tranh giữa lương tâm và ham muốn của chúng ta. Quá trình thực tế mô phỏng tương lai được diễn ra khi vỏ não trước trán tiếp cận ký ức của quá khứ để phỏng chừng các sự kiện trong tương lai.
Những lần quét não gần đây đã làm sáng tỏ một phần về cách bộ não mô phỏng tương lai. Những mô phỏng này được thực hiện chủ yếu ở vùng lưng và bên trái của vỏ não trước trán (dorsolateral prefrontal cortex), là CEO của bộ não, sử dụng những ký ức của quá khứ. Một mặt, các mô phỏng của tương lai có thể tạo ra kết quả như là ham muốn và thoải mái, trong trường hợp này, các trung tâm khoái cảm của não sáng lên (trong hạt nhân và vùng dưới đồi – nucleus accumbens và hypothalamus). Mặt khác, những kết quả này cũng có thể có một nhược điểm đối với chúng, do đó, vùng lưng và bên trái của vỏ não trước trán phản kháng lên để cảnh báo chúng ta về những nguy hiểm có thể xảy ra. Có một cuộc đấu tranh, sau đó, giữa các phần khác nhau của não liên quan đến tương lai, có thể có những kết quả mong muốn và không mong muốn. Cuối cùng nó là vỏ não trước trán bên trái nơi trung gian giữa chúng và đưa ra quyết định cuối cùng. (Xem hình 9) (Một số nhà thần kinh học đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh này tương tự với, theo cách thô lỗ, cái gọi là cơ chế giữa tôi và siêu tôi – hay ngã và siêu ngã của Freud.)
TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>