Các đại lượng điện và Định luật Ohm (Phần 6)

Hiệp Khách Quậy Ohm là đơn vị đo của điện trở. Nó được đặt theo tên của nhà khoa học người Đức Georg S. Ohm. Kí hiệu dùng để biểu diễn ohm, hay điện trở, là chữ cái Hi Lạp omega (Ω). Chữ cái R, viết tắt cho điện trở, được dùng để biểu diễn ohm trong các công thức đại số. Một ohm là lượng điện trở cho phép dòng điện... Xin mời đọc tiếp.

2-8 Ohm

Ohm là đơn vị đo của điện trở. Nó được đặt theo tên của nhà khoa học người Đức Georg S. Ohm. Kí hiệu dùng để biểu diễn ohm, hay điện trở, là chữ cái Hi Lạp omega (). Chữ cái R, viết tắt cho điện trở, được dùng để biểu diễn ohm trong các công thức đại số. Một ohm là lượng điện trở cho phép dòng điện 1 ampere chạy khi điện áp đặt vào là 1 volt. Không có điện trở, mọi mạch điện sẽ bị đoản mạch. Toàn bộ các tải điện, ví dụ như cuộn dây nung, bóng đèn, động cơ, máy biến áp, và vân vân, được đo theo ohm. Trong một hệ thống dẫn nước, bộ giảm lưu lượng có thể được dùng để điều khiển dòng nước; trong một mạch điện, một điện trở có thể được dùng để điều khiển dòng electron (Hình 2-13).

Một điện trở trong mạch điện có thể so sánh với bộ giảm lưu lượng trong hệ thống dẫn nước.

Hình 2–13. Một điện trở trong mạch điện có thể so sánh với bộ giảm lưu lượng trong hệ thống dẫn nước.

Để hiểu rõ tác động của điện trở đối với mạch điện, hãy tưởng tượng một người đang chạy dọc theo bờ biển. Miễn là còn đứng trên phần cát cứng, thì người đó có thể chạy đi dễ dàng theo bờ biển. Tương tự như vậy, dòng điện có thể chạy dễ dàng trong một chất dẫn tốt, ví dụ như một sợi dây đồng. Bây giờ hãy tưởng tượng người chạy lội xuống nước cho đến khi nước ngập ngang đầu gối. Anh ta hoặc cô ta sẽ không còn có thể chạy trên bờ biển một cách dễ dàng nữa do sức cản của nước. Bây giờ hãy tưởng tượng người chạy tiếp tục lội xuống nước đến khi nước ngập ngang ngực. Khả năng chạy theo bờ biển của người đó sẽ bị cản trở nhiều hơn do sức cản của nước lớn hơn đối với cơ thể. Điều tương tự xảy ra với điện trở trong một mạch điện. Điện trở càng cao, thì sự cản trở dòng điện chạy càng lớn.

Một thực tế nữa mà một kĩ sư điện nên biết là hễ khi nào có dòng điện chạy qua một điện trở, thì có nhiệt được sinh ra (Hình 2-14). Đó là nguyên do dây dẫn trở nên ấm khi dòng điện chạy qua nó. Các bộ phận của một dụng cụ điện trở nên nóng, và dây tóc của bóng đèn nóng sáng trở nên cực nóng là do điện trở.

Nhiệt được sinh ra khi dòng điện chạy qua điện trở.

Hình 2-14. Nhiệt được sinh ra khi dòng điện chạy qua điện trở.

Một thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự với điện trở là điện kháng. Điện kháng thường được sử dụng trong các tính toán điện xoay chiều. Điện kháng sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau trong tài liệu này.

LƯU Ý. Kích cỡ dây dẫn càng lớn thì điện trở càng nhỏ. Điện trở nhỏ làm hạ độ giảm thế và do đó công suất tiêu hao do tỏa nhiệt cũng giảm.

Trích Standard Textbook of Electricity – Delmar’s
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm