Sắp có một vệ tinh nữa rơi xuống Trái đất

Hiệp Khách Quậy Vệ tinh UARS của NASA rơi xuống Trái đất hôm thứ bảy tuần rồi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Và nay Trái đất chuẩn bị đón tiếp một người bạn cũ nữa từ quỹ đạo. Xin mời đọc tiếp.

Vệ tinh UARS của NASA rơi xuống Trái đất hôm thứ bảy tuần rồi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Và nay Trái đất chuẩn bị đón tiếp một người bạn cũ nữa từ quỹ đạo.

Vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, một vệ tinh thiên văn của Đức – tên gọi là ROSAT – sẽ rơi xuống Trái đất mà không có sự điều khiển nào.

Nhỏ hơn UARS một chút, vệ tinh Đức sẽ vỡ thành nhiều mảnh hơn khi đi vào khí quyển. Cơ quan vũ trụ Đức ước tính nó có xác suất rơi trúng người là 1/2000, cao hơn xác suất 1/3200 mà NASA ước tính cho UARS.

 Ảnh minh họa vệ tinh ROSAT

Ảnh minh họa vệ tinh ROSAT

Vệ tinh ROSAT được phóng lên vào năm 1990, ‘qua đời’ vào năm 1998 và cân nặng hai tấn rưỡi.

Cơ quan vũ trụ Đức ước tính 30 mảnh cân nặng dưới hai tấn sẽ sống sót khi đi vào khí quyển. Các mảnh vỡ có thể sắc nhọn như các mảnh gương.

Một lần nữa, người ta lại không dám chắc chắn về thông tin khi nào, hay ở đâu, vệ tinh có thể rớt xuống.

Chuyện gì xảy ra khi một vệ tinh rơi xuống Trái đất?

Nhà thiên văn học, tiến sĩ Ian Griffin ở Anh cho biết khí quyển của Trái đất sẽ làm vệ tinh rơi chậm đi rất nhiều.

Phần lớn vệ tinh lao xuống Trái đất sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt sinh ra do sự ma sát với khí quyển. Đó là nguyên do chúng ta nhìn thấy sao băng – tạo ra bởi những thiên thạch bốc cháy ở tầng cao khí quyển.

Các tên lửa vũ trụ chịu áp lực hết sức lớn lúc đi vào khí quyển. Áp lực có thể lớn đến 10G. Một chiếc F1 chịu khoảng 5G để thắng lại hết cỡ từ tốc độ cao.

Nguyên do khó dự đoán địa điểm vệ tinh rơi là vì mật độ khí quyển biến thiên rất nhiều ở trên cao, tạo ra những lượng kéo theo rất khác nhau.

Một dự đoán sai chỉ vài ba phút sẽ đồng nghĩa với việc vệ tinh tiếp đất ở một nơi xa thật xa, do tốc độ cao của nó.

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm