Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học tại Phòng Chương trình Vật thể bay Gần Trái đất của NASA thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California, xác định rằng một vật thể nhỏ vừa bay an toàn ngang qua Trái đất hôm 21 tháng 5 không gì hơn là một tầng trên của một tên lửa đã từng mang một phi thuyền vào quỹ đạo... Xin mời đọc tiếp.
Các nhà khoa học tại Phòng Chương trình Vật thể bay Gần Trái đất của NASA thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California, xác định rằng một vật thể nhỏ vừa bay an toàn ngang qua Trái đất hôm 21 tháng 5 không gì hơn là một tầng trên của một tên lửa đã từng mang một phi thuyền vào quỹ đạo liên hành tinh.
Quỹ đạo của vật thể bay gần Trái đất 2010 KQ. Ảnh: NASA/JPL
“Quỹ đạo của vật thể này rất giống với quỹ đạo của Trái đất, và người ta sẽ không trông đợi một vật thể tồn tại lâu dài ở dạng quỹ đạo này”, phát biểu của Paul Chodas, một nhà khoa học tại Phòng Chương trình Vật thể bay Gần Trái đất thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California, Hoa Kì.
Các quan sát do nhà thiên văn S.J. Bus thực hiện, sử dụng Cơ sở Kính thiên văn Hồng ngoại được NASA đỡ đầu ở Mauna Kea, Hawaii, cho biết các đặc trưng phổ của 2010 KQ không khớp với bất kì loại tiểu hành tinh nào đã biết, và độ lớn tuyệt đối của vật thể trên cho thấy nó chỉ có kích cỡ vài mét.
2010 KQ do nhà thiên văn Richard Kowalski phát hiện ra tại Thiết bị Khảo sát Bầu trời Catalina được NASA đỡ đầu trên các rặng núi ở miền bắc Tucson, Arizona, vào hôm 16 tháng 5. Năm ngày sau đó, nó đã tiếp cận gần nhất với Trái đất ở khoảng cách nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của mặt trăng. Vật thể trên đang lùi xa dần người láng giềng của Trái đất nhưng sẽ quay lại vào năm 2036.
“Hiện nay, có 6% xác suất là 2010 KQ sẽ đi vào bầu khí quyển của chúng ta trong một chu kì 30 năm bắt đầu vào năm 2036”, Chodas nói. “Có khả năng hơn là những quan sát thêm về vật thể trên sẽ làm sáng tỏ quỹ đạo của nó và các xác suất đụng độ. Cho dù trong khả năng ít có thể là vật thể này lao về phía Trái đất, dẫu cho nó là một tiểu hành tinh hay một bộ phận tên lửa, thì nó vẫn quá nhỏ nên sẽ bị thiêu trụi trong bầu khí quyển và không gây thiệt hại gì cho mặt đất”.