Giải SBT Vật lí lớp 11 Cánh diều Chủ đề 1: Dao động có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Giải SBT Vật lí lớp 11 Cánh diều Chủ đề 1: Dao động có đáp án. Giải SBT Vật lí lớp 11 Cánh diều Chủ đề 1: Dao động có đáp án
Để download tài liệu Giải SBT Vật lí lớp 11 Cánh diều Chủ đề 1: Dao động có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề kiểm tra vật lý 11

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li lop 11 canh dieu chu de 1, dao dong co dap an-55815-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li lop 11 canh dieu chu de 1 dao dong co dap an


Giải SBT Vật lí lớp 11 Cánh diều Chủ đề 1: Dao động có đáp án

Câu 1:

Một vật dao động điều hoà có đồ thị li độ – thời gian được cho trong Hình 1.1.

a) Xác định biên độ và chu kì của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

b) Viết phương trình li độ, phương trình vận tốc và phương trình gia tốc của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:
c) Xác định li độ, vận tốc và gia tốc của vật tại thời điểm t=3,50s .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

d) Tìm vận tốc của vật khi nó có li độ 20,0 cm.

d) Tìm vận tốc của vật khi nó có li độ 20,0 cm. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Một xe chạy trên đệm khí được mắc vào lò xo nhẹ có một đầu cố định như trong Hình 1.2. Khối lượng của xe là 0,120 kg và xe dao động với biên độ 0,0750 m. Khi qua vị trí cân bằng, xe có tốc độ 0,524 m/s. Hãy xác định:

a) Độ cứng của lò xo.

Một xe chạy trên đệm khí được mắc vào lò xo nhẹ có một đầu cố định như trong Hình 1.2. Khối lượng của xe là 0,120 kg và xe dao động với biên độ 0,0750 m. Khi qua vị trí cân bằng, xe có tốc độ 0,524 m/s. Hãy xác định: a) Độ cứng của lò xo. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

b) Gia tốc của xe khi nó ở vị trí biên dương.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

c) Cơ năng dao động của xe.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

d) Các vị trí xe có động năng gấp đôi thế năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về chuyển động của một vật dao động điều hoà?

  • (A) Khi vật ở vị trí cân bằng, tốc độ của nó cực đại.
  • (B) Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của nó bằng không.
  • (C) Khi vật ở vị trí cân bằng, gia tốc của nó cực đại.
  • (D) Khi vật ở vị trí biên, vận tốc của nó cực đại.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Khi nói về gia tốc của vật dao động điều hoà, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • (A) Gia tốc của vật dao động điều hoà đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
  • (B) Gia tốc của vật dao động điều hoà tỉ lệ nghịch với li độ.
  • (C) Gia tốc của vật dao động điều hoà đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
  • (D) Gia tốc của vật dao động điều hoà luôn không đổi theo thời gian.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Cho đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hoà như Hình 1.3. Thông tin nào dưới đây là đúng?

Cho đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hoà như Hình 1.3. Thông tin nào dưới đây là đúng?   A. Biên độ của dao động là 10 cm. 	 B. Tần số của dao động là 10 Hz. C. Chu kì của dao động là 10 s. 		 D. Tần số góc của dao động là 0,1 rad/s.  (ảnh 1)
  • (A) Tần số góc của dao động là 0,1 rad/s.
  • (B) Chu kì của dao động là 10 s.   
  • (C) Tần số của dao động là 10 Hz.
  • (D) Biên độ của dao động là 10 cm.   

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một vật dao động điều hoà với phương trình  (cm) (t tính bằng s). Tốc độ của vật khi đi qua vị t trí cân bằng là

  • (A) 80 cm/s.
  • (B) 100 cm/s.  
  • (C) 20 cm/s
  • (D) 50 cm/s.       

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Sau khi chạy một quãng đường ngắn, nhịp tim của một bạn học sinh là 96 nhịp mỗi phút. Tần số đập của tim bạn học sinh đó là

  • (A) 0,010 Hz.
  • (B) 0,67 Hz. 
  • (C) 1,6 Hz.
  • (D) 96 Hz.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Trong ba đồ thị ở Hình 1.4, đồ thị nào mô tả vật dao động điều hoà? Giải thích vì sao.

Trong ba đồ thị ở Hình 1.4, đồ thị nào mô tả vật dao động điều hoà? Giải thích vì sao. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Âm thoa y tế như trong Hình 1.5 được sử dụng để phát hiện triệu chứng giảm sự nhạy cảm với các rung động – một biểu hiện của chứng rối loạn thần kinh. Âm thoa này có tần số 128 Hz. Chu kì dao động của âm thoa là bao nhiêu?

Âm thoa y tế như trong Hình 1.5 được sử dụng để phát hiện triệu chứng giảm sự nhạy cảm với các rung động – một biểu hiện của chứng rối loạn thần kinh. Âm thoa này có tần số 128 Hz. Chu kì dao động của âm thoa là bao nhiêu? (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Một nguyên tử trong tinh thể dao động điều hoà với tần số 1,0.1014 Hz. Biên độ dao động của nguyên tử đó là 2,0.10-12 m. Xác định:

a) Tốc độ cực đại của nguyên tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

b) Gia tốc cực đại của nguyên tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Cho hai dao động điều hoà (1) và (2) có đồ thị li độ – thời gian như Hình 1.6. Xác định:

a) Biên độ, chu kì, tần số của mỗi dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

b) Độ lệch pha của hai dao động tính theo đơn vị độ và rad

b) Độ lệch pha của hai dao động tính theo đơn vị độ và rad (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Bố trí thí nghiệm như trong Hình 1.7. Vật có khối lượng m được gắn chặt vào một đầu thước kẻ và cho dao động điều hoà tự do dưới tác dụng của cú gảy ban đầu. Một máy đo gia tốc được gắn với vật giúp ta xác định được gia tốc của nó ở các vị trí khác nhau. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc vào li độ được cho như trong Hình 1.8.

a) Giải thích tại sao đồ thị có dạng đường thẳng với độ dốc âm.

Bố trí thí nghiệm như trong Hình 1.7. Vật có khối lượng m được gắn chặt vào một đầu thước kẻ và cho dao động điều hoà tự do dưới tác dụng của cú gảy ban đầu. Một máy đo gia tốc được gắn với vật giúp ta xác định được gia tốc của nó ở các vị trí khác nhau. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc vào li độ được cho như trong Hình 1.8.    (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

b) Từ đồ thị xác định biên độ và gia tốc cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

c) Xác định tần số góc và chu kì dao động của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Một vật dao động điều hoà với tần số 60,0 Hz và biên độ 2,50 cm. Tính tốc độ của vật khi nó ở li độ 0,800 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Bánh xe trong mô hình động cơ đơn giản ở Hình 1.9 có bán kính A=0,250 m . Khi pít-tông dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ bằng A và tần số góc  ω=12,0 rad/s thì bánh xe quay đều liên tục với tốc độ góc ω. Tại thời điểm t=0, pít-tông đang ở vị trí x=A

a) Viết các phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của pít-tông.

Bánh xe trong mô hình động cơ đơn giản ở Hình 1.9 có bán kính  A= 0,250m. Khi pít-tông dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ bằng A (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:
b) Xác định vị trí, vận tốc và gia tốc của pít-tông tại thời điểm t=1,15s .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:
c) Tính quãng đường pít-tông di chuyển được trong thời gian bánh xe quay 120 vòng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Cho đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hoà như Hình 1.10. Xác định:

a) Biên độ, chu kì, tần số và tần số góc của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

b) Vận tốc và gia tốc của vật tại các điểm A, B, C.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một vật dao động điều hoà như Hình 1.11. Xác định:

a) Biên độ và tần số góc của dao động.

Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một vật dao động điều hoà như Hình 1.11. Xác định: a) Biên độ và tần số góc của dao động. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:
b) Vị trí và gia tốc của vật tại các thời điểm t=15,0s và t=10,0s .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và đầu kia gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hoà theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng

  • (A) ngược chiều chuyển động của viên bi
  • (B) theo chiều chuyển động của viên bi.
  • (C) về vị trí cân bằng của viên bi.
  • (D) về vị trí biên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Tại một nơi xác định, chu kì của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

  • (A) căn bậc hai chiều dài con lắc.       
  • (B) gia tốc trọng trường.
  • (C) căn bậc hai gia tốc trọng trường.  
  • (D) chiều dài con lắc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng  thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

  • (A) 800 g.
  • (B) 100 g.
  • (C) 50 g
  • (D) 200 g.           

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng con lắc đơn có chiều dài dây treo 80,00 cm. Khi cho con lắc dao động điều hoà, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20,00 dao động trong thời gian 36,00 s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng

  • (A) 9,783 m/ s2 .
  • (B) 9,748 m/ s2 .   
  • (C) 9,874 m/ s2    
  • (D) 9,847 m/ s2 .    

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Thú nhún lò xo (Hình 1.12) là một loại đồ chơi của các em nhỏ. So sánh chu kì dao động của thú nhún nếu hai em bé có khối lượng khác nhau  lượt ngồi lên con thú nhún này.

Thú nhún lò xo (Hình 1.12) là một loại đồ chơi của các em nhỏ. So sánh chu kì dao động của thú nhún nếu hai em bé có khối lượng khác nhau   lượt ngồi lên con thú nhún này. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Các nhạc sĩ sử dụng máy gõ nhịp như trong Hình 1.13 để rèn luyện khả năng chơi nhạc theo một nhịp độ nhất định. Thanh gõ nhịp của máy có thể coi gần đúng là một con lắc đơn. Nếu muốn máy gõ nhịp nhanh hơn thì cần điều chỉnh đầu trượt của thanh lên cao hay xuống thấp? Giải thích vì sao.

Các nhạc sĩ sử dụng máy gõ nhịp như trong Hình 1.13 để rèn luyện khả năng chơi nhạc theo một nhịp độ nhất định. Thanh gõ nhịp của máy có thể coi gần đúng là một con lắc đơn. Nếu muốn máy gõ nhịp nhanh hơn thì cần điều chỉnh đầu trượt của thanh lên cao hay xuống thấp? Giải thích vì sao. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng, lò xo giãn một đoạn 2,5 cm. Tính chu kì dao động của con lắc lò xo này.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,500 kg mắc với lò xo nhẹ có độ cứng 70,0 N/m. Con lắc dao động với biên độ 4,00 cm. Tính tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1,2 m dao động điều hoà với biên độ 5,0 cm tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Tính tốc độ và gia tốc của con lắc khi qua vị trí có li độ 2,5 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Trong các máy đo gia tốc thường có một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m, gắn với một cặp lò xo. Vật sẽ dao động điều hoà khi máy chuyển động có gia tốc. Một máy đo gia tốc gồm vật khối lượng 0,080 kg, gắn với cặp lò xo có độ cứng 4,0.103 N/m. Biên độ của vật khi dao động là 2,0 cm. Xác định:

a) Chu kì dao động của con lắc lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

b) Gia tốc cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:

Một vật có khối lượng 0,250 kg được gắn vào lò xo nhẹ để dao động với biên độ 0,125 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của nó là 3,00 m/s.

a) Tìm độ cứng của lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:

b) Tìm tốc độ của vật khi nó ở vị trí có li độ x=A2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài l và dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81 m/s2. Đồ thị li độ - thời gian của vật được cho trong Hình 1.14. Xác định:

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài l và dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81 m/s2. Đồ thị li độ - thời gian của vật được cho trong Hình 1.14. Xác định:   a) Biên độ và chu kì của dao động. (ảnh 1)

a) Biên độ và chu kì của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:

b) Chiều dài l của dây treo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:

c) Vận tốc của vật tại thời điểm t=0,02s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:
d) Gia tốc của vật tại thời điểm t=3,00s .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng  gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng k. Trong quá trình vật dao động với chu kì 0,40 s, chiều dài của lò xo thay đổi trong khoảng lmin=0,20m  đến lmax=0,24m  . Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc là 9,8 m/s2. Xác định:

a) Biên độ của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:

b) Tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:

c) Chiều dài của lò xo khi chưa biến dạng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 51:

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài 2,23 m tại nơi có gia tốc trọng trường g. Đồ thị vận tốc – thời gian của vật nhỏ khi con lắc dao động như ở Hình 1.15. Xác định:

a) Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ treo vào sợi dây có chiều dài 2,23 m tại nơi có gia tốc trọng trường g. Đồ thị vận tốc – thời gian của vật nhỏ khi con lắc dao động như ở Hình 1.15. Xác định: a) Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.  (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 52:

b) Gia tốc cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 53:

c) Li độ của vật tại thời điểm t=2,00 s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 54:

Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ nếu con lắc đơn của nó có chu kì 1,000 s, khi treo ở nơi có gia tốc trọng trường 9,800 m/s2.

a) Xác định chiều dài dây treo con lắc đơn của đồng hồ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 55:

b) Khi được vận chuyển tới một địa phương khác, đồng hồ này chạy chậm 90,00 s mỗi ngày. Xác định gia tốc trọng trường tại nơi đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 56:

c) Để đồng hồ chạy đúng giờ tại địa phương mới này, người ta cần điều chỉnh lại chiều dài dây treo con lắc như thế nào?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 57:

Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài 1,20 m và vật có khối lượng 0,500 kg. Treo con lắc tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81 m/s2. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây tạo với phương thẳng đứng một góc α0  rồi thả tay cho vật dao động không vận tốc đầu. Bỏ qua mọi lực cản. Tính tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng và độ lớn lực căng của dây treo khi đó trong trường hợp:

a, α0 =8,00°.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 58:

Tính tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng và độ lớn lực căng của dây treo khi đó trong trường hợp:

b) α0 =30,00°.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 59:

Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hoà có cơ năng

  • (A) tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
  • (B) tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.
  • (C) tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
  • (D) tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 60:

Phát biểu nào sau đây sai?

Cơ năng của vật dao động điều hoà

  • (A) bằng tổng động năng và thế năng tại mọi vị trí.
  • (B) bằng động năng khi vật ở vị trí biên.
  • (C) bằng động năng khi vật ở vị trí cân bằng.
  • (D) bằng thế năng khi vật ở vị trí biên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 61:

Treo quả cầu vào sợi dây mảnh không co giãn để tạo thành một con lắc đơn. Trong quá trình dao động điều hoà của con lắc đơn đó, có sự biến đổi qua lại giữa

  • (A) động năng và thế năng hấp dẫn.
  • (B) động năng và thế năng đàn hồi.
  • (C) thế năng đàn hồi và cơ năng.
  • (D) thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 62:

Một vật nhỏ khối lượng 0,10 kg dao động điều hoà theo phương trình  (x tính bằng cm; t tính bằng s). Động năng cực đại của vật là

  • (A) 32 mJ.  
  • (B) 16 mJ.
  • (C) 28 mJ.
  • (D) 64 mJ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 63:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,20 kg gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 50,0 N/m. Tính cơ năng của con lắc khi nó dao động điều hoà với biên độ 4,0 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 64:

Đồ thị Hình 1.16 biểu diễn sự thay đổi động năng theo li độ của một vật dao động điều hoà có chu kì 0,12 s. Xác định:

a) Khối lượng của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 65:

b) Thế năng khi vật ở vị trí có li độ 1,0 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 66:

c) Vị trí tại đó vật có động năng bằng thế năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 67:

Một con lắc lò xo dao động điều hoà với cơ năng 1,0 J. Biết rằng biên độ của vật dao động là 10,0 cm và tốc độ cực đại của vật là 1,2 m/s. Hãy xác định:

a) Khối lượng của vật gắn với lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 68:

b) Độ cứng của lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 69:

Đồ thị Hình 1.17 mô tả sự thay đổi động năng của một vật dao động điều hoà có khối lượng 0,40 kg theo thời gian. Xác định:

a) Chu kì của dao động.

Đồ thị Hình 1.17 mô tả sự thay đổi động năng của một vật dao động điều hoà có khối lượng 0,40 kg theo thời gian. Xác định:  a) Chu kì của dao động. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 70:

b) Tốc độ cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 71:

c) Biên độ của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 72:

d) Gia tốc cực đại của vật dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 73:

Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt bàn nằm ngang không ma sát với tần số 2,0 Hz. Khối lượng của vật gắn với lò xo là 0,20 kg. Tại thời điểm ban đầu, vật ở vị trí có li độ 5,0 cm và vận tốc –0,30 m/s.

a) Viết phương trình li độ của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 74:

b) Xác định tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 75:

c) Tìm vị trí của vật tại thời điểm 0,40 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 76:

d) Tìm cơ năng dao động của con lắc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 77:

e) Tìm các vị trí mà tại đó con lắc có động năng gấp 3 lần thế năng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 78:

Trong phân tử hydrochloric acid (HCl), nguyên tử clorine (Cl) và nguyên tử hydrogen (H) có thể được coi là kết nối với nhau giống như có một lò xo nối giữa chúng. Vì khối lượng của nguyên tử clorine lớn hơn nhiều so với khối lượng của nguyên tử hydrogen nên có thể coi gần đúng là nguyên tử clorine đứng yên còn nguyên tử hydrogen dao động điều hòa quanh một vị trí cân bằng.

Hình 1.18 biểu diễn thế năng tương tác giữa hai nguyên tử trong phân tử HCl. Dựa vào đồ thị hãy xác định tần số dao động của nguyên tử hydrogen. Biết rằng khối lượng của nguyên tử hydrogen là 1,67.10-27 kg.

Trong phân tử hydrochloric acid (HCl), nguyên tử clorine (Cl) và nguyên tử hydrogen (H) có thể được coi là kết nối với nhau giống như có một lò xo nối giữa chúng. Vì khối lượng của nguyên tử clorine lớn hơn nhiều so với khối lượng của nguyên tử hydrogen nên có thể coi gần đúng là (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 79:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 0,500 kg gắn vào đầu tự do của một lò xo nhẹ có độ cứng 20,0 N/m. Con lắc dao động theo phương nằm ngang với biên độ 4,00 cm.

a) Tính tốc độ cực đại của vật dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 80:

b) Tính cơ năng dao động của con lắc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 81:
c) Tính động năng và tốc độ của vật khi nó ở vị trí có li độ 2,00 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 82:

Hình 1.19 là đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà với cơ năng 9,6 mJ. Hãy xác định:

a) Khối lượng của vật nhỏ.

Hình 1.19 là đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà với cơ năng 9,6 mJ. Hãy xác định:  a) Khối lượng của vật nhỏ. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 83:

b) Biên độ của dao động.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 84:

c) Li độ của con lắc tại thời điểm 1,5 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 85:

Hình 1.20 là đồ thị gia tốc – thời gian của một vật có khối lượng 0,15 kg đang dao động điều hoà. Hãy xác định:

a) Biên độ của dao động.

Hình 1.20 là đồ thị gia tốc – thời gian của một vật có khối lượng 0,15 kg đang dao động điều hoà. Hãy xác định: a) Biên độ của dao động. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 86:

b) Vận tốc của vật tại thời điểm t=1,0s .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 87:

c) Động năng cực đại của vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 88:
d) Thế năng và vị trí của vật tại thời điểm t= 2,0s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 89:

Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

  • (A) Sự tắt dần của dao động diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ năng ban đầu của dao động và lực cản của môi trường.
  • (B) Tác dụng của lực cản môi trường là nguyên nhân chính làm cho dao động tắt dần.
  • (C) Cơ năng dao động không thay đổi.
  • (D) Biên độ giảm dần theo thời gian.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 90:

Dao động của quả lắc đồng hồ không tắt dần là vì

  • (A) quả lắc có khối lượng lớn nên cơ năng dao động lớn, vì vậy sự tắt dần xảy ra rất chậm       nên không phát hiện ra dao động của nó tắt dần.
  • (B) lực cản tác dụng lên quả lắc không đáng kể.
  • (C) trọng lực luôn thực hiện công lên quả lắc trong suốt quá trình nó dao động.
  • (D) trong đồng hồ có một nguồn năng lượng dự trữ, năng lượng mất đi sau mỗi chu kì dao động được bù lại từ nguồn năng lượng dự trữ này.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 91:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dao động cưỡng bức?

  • (A) Với một tần số ngoại lực xác định, biên độ ngoại lực càng lớn thì biên độ của dao động càng lớn.
  • (B) Tần số ngoại lực càng lớn thì biên độ của dao động càng lớn.
  • (C) Tần số của dao động bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
  • (D) Biên độ của dao động cưỡng bức không đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 92:

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • (A) Dao động cưỡng bức lúc ổn định, tốc độ cung cấp năng lượng của ngoại lực bằng tốc độ mất năng lượng của dao động.
  • (B) Hiện tượng cộng hưởng trong dao động cưỡng bức luôn có hại.
  • (C) Dao động cưỡng bức đang xảy ra cộng hưởng, nếu lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động giảm thì biên độ dao động cũng giảm.
  • (D) Dao động của quả lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 93:

Một con lắc lò xo có chu kì dao động riêng . Tác dụng các lực cưỡng bức biến đổi tuần hoàn theo phương trùng với trục của lò xo. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?

  • (A)  F=2F0cosπt
  • (B)  F=3F0cos2πt
  • (C)  F=F0cos2πt
  • (D)  F=3F0cosπt

👉 Xem giải chi tiết

Câu 94:

Một con lắc lò xo nằm ngang, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k=100,0 N/m . Vật nhỏ m có khối lượng 0,20 kg. Tác dụng vào vật m một ngoại lực  F=F0cos2πft với F0 không đổi còn f thay đổi được và có phương trùng với trục của lò xo. Tìm f để biên độ dao động của vật m lớn nhất. Bỏ qua sức cản tác dụng lên vật.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 95:

Một con lắc lò xo treo trên trần của toa tàu ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Biết chiều dài mỗi thanh ray là L= 12m  và khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ v = 20 m/s thì vật m gắn ở đầu dưới của lò xo dao động với biên độ lớn nhất. Tìm chu kì dao động riêng T0 của con lắc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 96:

Nêu một số ví dụ thực tế về dao động tắt dần. Trong ví dụ đã nêu, dao động tắt dần là có lợi hay có hại?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 97:

Nêu một số ví dụ về dao động cưỡng bức xảy ra cộng hưởng trong một thiết bị khi đang vận hành tại gia đình.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 98:

Một chiếc thuyền đang dao động bởi những con sóng xô mạn thuyền. Dao động của thuyền có phải là dao động cưỡng bức không?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 99:

Hãy tìm hiểu về cấu tạo của giảm xóc xe máy và cho biết vì sao khi xe máy đi qua chỗ xóc thì dao động của hệ người đi và xe tắt rất nhanh (cỡ không quá nửa chu kì).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 100:

Trong lịch sử có những trận động đất đã phá hủy các nhịp cầu của đường cao tốc trên cao. Thực tế đã xảy ra là nhịp cầu ngang qua những nơi quan trọng được gia cố cẩn thận hơn thì bị sập; những nhịp cầu khác lại đứng vững. Bằng hiểu biết của mình, em hãy dự đoán những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên và bài học rút ra khi xây dựng cầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 101:

Tháng 4 năm 1983, một lữ đoàn lính diễu hành bước đều qua cầu treo Broughton của Anh. Theo các ghi chép vào thời điểm đó, cây cầu đã bị phá hủy làm nhiều người rơi xuống nước. Hãy cho biết lí do gây ra tai nạn trên và cách phòng tránh sự cố tái diễn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 102:

Vào năm 2007, một hiện tượng gây hoảng loạn cho người dân ở một toà nhà 14 tầng tại Hà Nội. Sàn của các phòng rung chuyển làm đĩa, cốc trên bàn dịch chuyển rơi vỡ ở một số căn nhà. Nguyên nhân sau đó được tìm ra là ở gần đó có một máy đầm đất đang thi công (Hình 1.21). Hãy giải thích tại sao một máy đầm đất nhỏ mà có thể làm rung chuyển các sàn nhà của một toà chung cư hàng ngàn tấn.

Vào năm 2007, một hiện tượng gây hoảng loạn cho người dân ở một toà nhà 14 tầng tại Hà Nội. Sàn của các phòng rung chuyển làm đĩa, cốc trên bàn dịch chuyển rơi vỡ ở một số căn nhà. Nguyên nhân sau đó được tìm ra là ở gần đó có một máy đầm đất đang thi công (Hình 1.21). Hãy giải thích tại sao một máy đầm đất nhỏ mà có thể làm rung chuyển các sàn nhà của một toà chung cư hàng ngàn tấn.   (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 103:

Một người đi bộ mỗi bước dài ΔS=0,4m . Người này xách một xô nước rồi bước đi đều. Biết chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,5 s. Người này đi với tốc độ bằng bao nhiêu thì nước trong xô sóng sánh mạnh nhất?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 104:

Quả lắc của đồng hồ cổ treo tường có tác dụng vận hành cho đồng hồ chạy đúng giờ (Hình 1.22). Cứ sau mỗi chu kì dao động của quả lắc, do sức cản và việc vận hành hệ thống bánh răng để các kim đồng hồ chạy nên nó tiêu hao một năng lượng là  ΔE=0,100mJ. Năng lượng này được lấy từ một quả tạ có trọng lượng P=50,0 N treo trong hoặc ngoài đồng hồ.

a) Vì sao sau một thời gian dài đồng hồ chạy thì quả tạ bị hạ thấp xuống và ta lại phải đưa nó lên cao?

Quả lắc của đồng hồ cổ treo tường có tác dụng vận hành cho đồng hồ chạy đúng giờ (Hình 1.22). Cứ sau mỗi chu kì dao động của quả lắc, do sức cản và việc vận hành hệ thống bánh răng để các kim đồng hồ chạy nên nó tiêu hao một năng lượng là (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 105:
b) Nếu chạy trong thời gian t=10,0s ngày thì quả tạ sẽ giảm độ cao bao nhiêu mét? Biết trong  N=30,0 chu kì dao động của quả lắc thì kim giây chuyển động được một vòng

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li lop 11 canh dieu chu de 1 dao dong co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề kiểm tra vật lý 11

BÀI VIẾT NỔI BẬT