4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án. 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án
Để download tài liệu 4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: 4 de kiem tra 15 phut vat li 12 hoc ki 2 co dap an-54896-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: 4 de kiem tra 15 phut vat li 12 hoc ki 2 co dap an


4 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án

Câu 1:

Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không, sẽ:

  • (A) A. chỉ có phản xạ.
  • (B) B. có khúc xạ, tán sắc và phản xạ
  • (C) C. chỉ có khúc xạ
  • (D) D. chỉ có tán sắc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng:

  • (A) A. Giao thoa ánh sáng
  • (B) B. Khúc xạ ánh sáng
  • (C) C. Phản xạ ánh sáng
  • (D) D. Tán sắc ánh sáng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào:

  • (A) A. Màu sắc của môi trường
  • (B) B. Màu của ánh sáng
  • (C) C. Lăng kính mà ánh sáng đi qua
  • (D) D. Bước sóng của ánh sáng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ=0,5μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng

  • (A) A. 0,1 mm
  • (B) B. 2,5 mm
  • (C) C2,5.10-2 mm
  • (D) D. 1,0 mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?

  • (A) A. Bức xạ nhìn thấy
  • (B) B. Tia Rơnghen
  • (C) C. Tia hồng ngoại
  • (D) D. Tia tử ngoại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng trong không khí, khoảng cách hai khe a = 0,5mm. Khoảng cách hai khe tới màn là D, được chiếu bức xạ đơn sắc có bưóc sóng λ. Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất n = 4/3. Để khoảng vân vẫn như trong không khí thì khoảng cách hai khe là:

  • (A) A. 0,35 mm
  • (B) B. 0,45 mm
  • (C) C. 0,667 mm
  • (D) D. 0,375 mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

  • (A) A. 0,40μm
  • (B) B0,76μm
  • (C) C0,48μm
  • (D) D0,60μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Trong thí nghiệm Young (Iâng) ánh sáng dùng trong thí nghiệm là đơn sắc có bước sóng λ=0,4μm, khoảng cách giữa 2 khe a = 0,4mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn là:

  • (A) A. 0,5m
  • (B) B. 1m
  • (C) C. 1,5m
  • (D) D. 2m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một nguồn sáng đơn sắc λ=0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1S2 hẹp, song song, cách nhau 1 mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe lm. Đặt trước khe S1 một bản thuỷ tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày e=12μm. Hỏi vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?

  • (A) A. Về phía S1 2 mm
  • (B) B. về phía S1 2 mm
  • (C) C. Về phía S1 3 mm
  • (D) D. Về phía S1 6 mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 1mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn ?

  • (A) A. 4mm
  • (B) B. 5mm
  • (C) C. 2mm
  • (D) D. 3mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe cách nhau một khoảng a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, hình ảnh giao thoa thu được trên màn có khoảng vân i. Bức xạ chiếu vào hai khe có bước sóng A được xác định bởi công thức

  • (A) Aλ=aDi
  • (B) Bλ=Dai
  • (C) Cλ=aiD
  • (D) Dλ=iaD

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Khi sử dụng phép phân tích bằng quang phổ sẽ xác định được

  • (A) A. Màu sắc của vật
  • (B) B. Hình dạng của vật
  • (C) C. Kích thước của vật
  • (D) D. Thành phần cấu tạo và nhiệt độ của các

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Phát biểu nào dưói đây là SAI khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc?

  • (A) A. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có trị số như nhau.
  • (B) B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
  • (C) C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng mà không bị lăng kính làm tán sắc
  • (D) D. Chiết suất môi trường trong suốt có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng màu tím, nhỏ nhất đối với ánh sáng màu đỏ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Khi chiếu hai tia sáng đơn sắc song song màu đỏ và màu lục từ không khí vào lăng kính thủy tinh và có tia ló thì:

  • (A) A. Các tia ló song song
  • (B) B. Các tia ló luôn luôn cắt nhau sau lăng kính
  • (C) C. Tia đỏ có góc lệch lớn hơn
  • (D) D. Tia lục có góc lệch lớn hơn

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe trong thí nghiệm giao thoa Iâng là: a=2mm và D = 2m. Chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,64μm thì vân tối thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng là:

  • (A) A. 0,64 mm
  • (B) B. 6,4 mm
  • (C) C. 1,6 mm
  • (D) D. 1,2 mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách hai khe a=2mm, khoảng cách hai khe tới màn D=l,2m. Khe S phát đồng thời hai bức xạ màu đỏ có bước sóng 0,7μm và màu lục có bước sóng 0,48μm. Khoảng cách từ vân sáng màu đỏ bậc 2 đến vân sáng màu lục bậc 5 (cùng phía so với sáng vân trung tâm) là:

  • (A) A. 3,24 mm
  • (B) B. 1 mm
  • (C) C. 0,6 mm
  • (D) D. 1,2 mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, bề rộng giao thoa là 7,2mm người ta đếm được 9 vân sáng (ở 2 rìa là 2 vân sáng). Tại điểm M cách vân trung tâm 14,4mm là vân gì?

  • (A) A. M là vân sáng thứ 16.
  • (B) B. M là vân tối thứ 18.
  • (C) C. M là vân tối thứ 16.
  • (D) D. M là vân sáng thứ 18.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một nguồn sáng đơn sắc S cách 2 khe Young 0,2mm phát ra một bước xạ đơn sắc có λ=0,64μm. Hai khe cách nhau a = 3mm, màn cách 2 khe 3m. Miền vân giao thoa trên màn có bề rộng 12mm. Số vân tối quan sát được trên màn là:

  • (A) A. 16
  • (B) B. 17
  • (C) C. 18
  • (D) D. 19

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng biến đổi từ 0,38μm đến 0,76μm vào khe S trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M trên màn cách vân trung tâm 4mm là:

  • (A) A. 6
  • (B) B. 7
  • (C) C. 5
  • (D) D. 4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Trong thí nghiệm giao thoa dùng khe Iâng có khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe D = 2,5m, khoảng cách giữa hai khe là a = 2,5mm . Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,48μm và λ2=0,64μm thì vân sáng cùng màu với vân trung tâm và gần nhất cách vân trung tâm:

  • (A) A. 1,72mm
  • (B) B. 0,64mm
  • (C) C. 1,92mm
  • (D) D. 1,64mm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?

  • (A) A. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.
  • (B) B. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào kim loại đó.
  • (C) C. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác.
  • (D) D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Chiếu tới bề mặt của một kim loại bức xạ có bước sóng λ , giới hạn quang điện của kim loại đó là λ0. Biết hằng số Plăng là h, vận tốc ánh sáng trong chân không là c. Để có hiện tượng quang điện xảy ra thìA

  • (A) Aλ>λ0
  • (B) Bλ<hcλ0
  • (C) Cλhcλ0
  • (D) Dλλ0

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?

  • (A) A. Khúc xạ ánh sáng.
  • (B) B. Giao thoa ánh sáng.
  • (C) C. Phản xạ ánh sáng.
  • (D) D. Quang điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có:

  • (A) A. Bước sóng lớn hơn
  • (B) B. Tần số lớn hơn
  • (C) C. Biên độ lớn hơn
  • (D) D. Vận tốc lớn hơn

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1=0,18μmλ2=0,21μm và λ3=0,35μm. Lấy h=6,625.10-34J.s, c=3.108m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

  • (A) A. Hai bức xạ (λ1 và λ2).
  • (B) B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
  • (C) C. Cả ba bức xạ (λ1λ2 và λ3).
  • (D) D. Chỉ có bức xạ λ1.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Chọn câu trả lời đúng. Chọn h=6,625.10-34J.s; c=3.108m/s. Cho công thoát electron của kim loại là A=2eV. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là:

  • (A) A. 0,621μm
  • (B) B. 0,525μm
  • (C) C. 0,675μm
  • (D)  0,58μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Chọn câu trả lời đúng. Chọn h=6,625.10-34J.s; c=3.108m/s. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là λ0=0,6μm. Công thoát của kim loại đó là:

  • (A) A. 4,31.10-20 J
  • (B) B3,31.10-19 J
  • (C) C5,31.10-8 J
  • (D) D3,31.10-17 J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,18μm vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,3μm. Để cho không có electron nào đến được anốt thì hiệu điện thế UAK phải thoả mãn điều kiện nào? Cho điện tích của electrone =-1,6.10-16C, hằng số Flăng h=6,625.10-34J.s; c=3.108m/s.

  • (A) A. UAK-2,26V
  • (B) BUAK-2,76V
  • (C) CUAK-1,76V
  • (D) DUAK-0,76V

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Chọn câu trả lời đúng. Cho e=1,6.10-19C. Cường độ dòng điện qua ống là 10mA. Số electron đến đập vào đối âm cực trong 10 giây là:

  • (A) A. 6,25.108
  • (B) B. 6,35.1017
  • (C) C. 6,25.1017
  • (D) D. 6,25.1019

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Chọn câu trả lời đúng. Khi chiếu 2 ánh sáng có tần số f1=1015Hz và f2=1,5.1015Hz vào một kim loại làm catốt của một tế bào quang điện, người ta thấy tỉ số các động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bằng 3. Tần số giới hạn của kim loại đó là:

  • (A) A. 1015Hz
  • (B) B1,5.1015Hz
  • (C) C7,5.1014Hz
  • (D) D. Một giá trị khác

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Nơtron là hạt sơ cấp

  • (A) A. không mang điện.
  • (B) B. mang điện tích âm.
  • (C) C. có tên gọi khác là hạt nơtrinô.
  • (D) D. mang điện tích dương.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

  • (A) A. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
  • (B) B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
  • (C) C. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.
  • (D) D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Chùm tia β+

  • (A) A. là chùm các hạt nhân có cùng khối lượng với electron, mang điện là +e
  • (B) B. tia β+ có tầm bay trong không khí ngắn hơn so với tia α
  • (C) C. ít bị lệch đường đi hơn hạt α khi đi qua điện trường
  • (D) D. tia β+ có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia Rơnghen

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Xác định số hạt proton và notron của hạt nhân N1124a

  • (A) A. 11 proton và 13 notron
  • (B) B. 12 proton và 14 notron
  • (C) C. 24 proton và 11 notron
  • (D) D. 11 proton và 24 notron

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Trong phóng xạ β- thì hạt nhân con:

  • (A) A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
  • (B) B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
  • (C) C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
  • (D) D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ)?

  • (A) A. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.
  • (B) B. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
  • (C) C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.
  • (D) D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Một khối chất Astat A85211t có số nguyên tử ban đầu N0=2,86.1016 nguyên tử và phóng xạ ra tia α. Trong giờ đầu tiên phát ra 2,29.1015 hạt α. Chu kỳ bán rã của Astat là:

  • (A) A. 8 giờ 18 phút
  • (B) B. 8 giờ
  • (C) C. 7 giờ 18 phút
  • (D) D. 8 giờ 10 phút

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Trong khoảng thời gian 4 giờ, 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó bằng bao nhiêu?

  • (A) A. 1 giờ
  • (B) B. 2 giờ
  • (C) C. 3 giờ
  • (D) D. 4 giờ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Ban đầu có 2g Pôlôni nguyên chất, đó là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã 138 ngày và có phương trình phân rã: P84210oα+P82206b

Sau bao lâu thì khối lượng chì được tạo ra là 0,4g?

  • (A) A. 69 ngày
  • (B) B. 138 ngày
  • (C) C. 34,5 ngày
  • (D) D. 276 ngày

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Biết Cs137 là chất phóng xạ β-. Sau 15 năm độ phóng xạ của nó giảm bớt 29,3% và khối lượng chất phóng xạ còn lại là 2,82.10-8g. Tính độ phóng xạ ban đầu của Cs137.

  • (A) A. 1,8.105 Bq
  • (B) B0,8.105 Bq
  • (C) C0,92.105 Bq
  • (D) D1,82.105 Bq

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO 4 de kiem tra 15 phut vat li 12 hoc ki 2 co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT