Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L1 đặt trong khoảng giữa vật và màn cho một ảnh rõ nét trên màn, cao gấp ba lần vật. Ghép sát thêm vào L1 một thấu kính L2 để hệ hai thấu kính trên có một vị trí cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Xác định tính chất và độ tụ của thấu kính L2.

Câu hỏi

Ngô Khanh Hoàng hỏi: Cho mình hỏi một câu khó Quang hình học

Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L1 đặt trong khoảng giữa vật và màn cho một ảnh rõ nét trên màn, cao gấp ba lần vật. Ghép sát thêm vào L1 một thấu kính L2 để hệ hai thấu kính trên có một vị trí cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Xác định tính chất và độ tụ của thấu kính L2.

(A) thấu kính hội tụ, độ tụ $$ D_2 = 1 dp $$

(B) thấu kính hội tụ, độ tụ $$ D_2 = \frac{4}{3} dp $$

(C) thấu kính phân kì, độ tụ $$ D_2 = - \frac{1}{3} dp $$

(D) thấu kính phân kì, độ tụ $$ D_2 = - 2 dp $$

Đánh giá của giáo viên: Câu này khó, cố gắng nha.

Các câu trả lời

Phạm Hải Thành viết:

Chọn C, thấu kính phân kì, độ tụ $$ D_2 = - \frac{1}{3} dp $$

Nguyễn Anh Anh trả lời: Đồng ý với bạn

Nếu muốn hệ hai thấu kính ghép sát chỉ có một vị trí ảnh rõ nét trên màn thì ta phải có d = d’. Do đó, gọi f là tiêu cự của hệ, ta có: $$ \frac{1}{f} = \frac{1}{f_1} = \frac{1}{f_2} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d} = \frac{2}{d} $$, với 2d = 4m, suy ra d = 2m. $$ \Rightarrow D = \frac{1}{f} = 1dp $$. Theo công thức độ tụ của hai thấu kính ghép sát: $$ D_2 = D – D_1 $$. Với L1 ta có d + d’ = 4m và d’/d =3, suy ra d’ = 3m, d = 1m. Và $$ D_1 = \frac{1}{d} + \frac{1}{d’} \Rightarrow D_1 = \frac{4}{3} dp $$. Vậy $$ D_2 = - \frac{1}{3} dp $$.

Ngô Khanh Hoàng trả lời: Cảm ơn bạn.


Hoàng Phương Đức viết:

Chọn D, thấu kính phân kì, độ tụ $$ D_2 = - 2 dp $$


Lê Khánh Phú viết:

Chọn B, thấu kính hội tụ, độ tụ $$ D_2 = \frac{4}{3} dp $$


Trần Minh An viết:

Chọn A, thấu kính hội tụ, độ tụ $$ D_2 = 1 dp $$


Đinh Nhật An viết:

Chọn C: thấu kính phân kì, độ tụ $$ D_2 = - \frac{1}{3} dp $$

Câu trước | Câu kế tiếp

Làm thêm Quang hình học