Một thấu kính phân kì phẳng-lõm trở thành thấu kính hội tụ, khi nó được đặt trong một môi trường chất lỏng có chiết suất

Câu hỏi

Đặng Trọng Tuấn hỏi: Cho mình hỏi một câu khó Quang hình học

Một thấu kính phân kì phẳng-lõm trở thành thấu kính hội tụ, khi nó được đặt trong một môi trường chất lỏng có chiết suất

(A) bằng chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính

(B) lớn hơn chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính

(C) lớn hơn chiết suất của không khí

(D) không bao giờ trở thành thấu kính hội tụ

Đánh giá của giáo viên: Câu này khó, cố gắng nha.

Các câu trả lời

Đỗ Hậu Hiếu viết:

Chọn C, lớn hơn chiết suất của không khí


Ngô Khanh Nhân viết:

Chọn D, không bao giờ trở thành thấu kính hội tụ


Đặng Trọng Hoàng viết:

Chọn B, lớn hơn chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính

Dương Phan Minh trả lời: Đồng ý với bạn

Từ công thức về tiêu cự $$ \frac{1}{f} = \left( \frac{n_1}{n_2} – 1 \right) \left( \frac{1}{R_1} + \frac{1}{R_2} \right) $$ ta có: $$ \frac{1}{f} = \frac{n_2 – n_1}{n_2 |R_2|} $$ (vì R1 = 0 và R2 < 0, trong đó n1 là chiết suất của thấu kính, n2 là chiết suất của chất lỏng). Vậy nếu $$ n_2 > n_1 $$ thì f > 0, tức là ta có thấu kính hội tụ.

Đặng Trọng Tuấn trả lời: Cảm ơn bạn.


Bùi Trí Hưng viết:

Chọn A, bằng chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính


Phan Diệp Hưng viết:

Chọn B: lớn hơn chiết suất của vật liệu tạo ra thấu kính

Câu trước | Câu kế tiếp

Làm thêm Quang hình học