Một tia sáng chiếu vào một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ dưới một góc tới cũng nhỏ. Có thể tính được góc lệch cực tiểu của tia sáng đó khi đi qua lăng kính, nếu ta có các số liệu:

Câu hỏi

Phạm Hải Đạt hỏi: Cho mình hỏi một câu khó Quang hình học

Một tia sáng chiếu vào một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ dưới một góc tới cũng nhỏ. Có thể tính được góc lệch cực tiểu của tia sáng đó khi đi qua lăng kính, nếu ta có các số liệu:

(A) góc chiết quang của lăng kính, góc tới và chiết suất tuyệt đối của thủy tinh

(B) góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tương đối của thủy tinh

(C) góc tới và chiết suất tương đối của thủy tinh

(D) góc giới hạn đối với thủy tinh và chiết suất tuyệt đối của môi trường bao quanh lăng kính

Đánh giá của giáo viên: Câu này khó, cố gắng nha.

Các câu trả lời

Hồ Liêm Đông viết:

Chọn C, góc tới và chiết suất tương đối của thủy tinh


Dương Phan Nhựt viết:

Chọn D, góc giới hạn đối với thủy tinh và chiết suất tuyệt đối của môi trường bao quanh lăng kính


Ngô Khanh Hiệp viết:

Chọn B, góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tương đối của thủy tinh

Võ Ngọc Công trả lời: Đồng ý với bạn

Khi góc chiết quang A và góc tới i nhỏ (A, i < 10o) thì góc lệch cực tiểu có giá trị gần đúng D = (n – 1)A.

Phạm Hải Đạt trả lời: Cảm ơn bạn.


Đỗ Hậu Đại viết:

Chọn A, góc chiết quang của lăng kính, góc tới và chiết suất tuyệt đối của thủy tinh


Bùi Trí Đại viết:

Chọn B: góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tương đối của thủy tinh

Câu trước | Câu kế tiếp

Làm thêm Quang hình học