Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 48)

Hiệp Khách Quậy Nhôm là một kim loại nhẹ, và dồi dào nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Tuy nhiên, nó bị giữ chặt trong các khoáng chất và việc điều chế tiêu tốn nhiều năng lượng. Thật vậy, nó từng được xem là một kim loại quý bên cạnh vàng và bạc (Hoàng đế Napoleon từng đãi khách với bộ đồ ăn bằng nhôm). Tuy nhiên, nhờ quá... Xin mời đọc tiếp.

Nhôm (Aluminium)

Nhôm là một kim loại nhẹ, và dồi dào nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Tuy nhiên, nó bị giữ chặt trong các khoáng chất và việc điều chế tiêu tốn nhiều năng lượng. Thật vậy, nó từng được xem là một kim loại quý bên cạnh vàng và bạc (Hoàng đế Napoleon từng đãi khách với bộ đồ ăn bằng nhôm). Tuy nhiên, nhờ quá trình Hall–Héroult, ngày nay nhôm được sử dụng trong mọi thứ từ cửa sổ đến thân ô tô và nồi đun nấu. Ước tính mỗi giây có 50 lon nhôm được sản xuất.

Vừa đặc biệt nhẹ, nhôm vừa được biết tới khả năng chống ăn mòn của nó. Không giống như nhiều kim loại (ví dụ như sắt, nó bong ra khi bị oxy hóa, làm phơi ra các bề mặt mới bên trong để tiếp tục bị oxy hóa), nhôm tạo ra một lớp phủ oxide chắn lại khi tiếp xúc với không khí. Nằm ngoài block chính của các kim loại chuyển tiếp, kim loại ‘nghèo’ này dễ bị biến dạng dẻo khi chịu sức căng, và có nhiều ưu điểm khi pha hợp kim. Mặc dù thường không được xem là hoạt tính, nhưng nhôm ở dạng bột mịn cháy mãnh liệt. Nó được dùng trong chất đẩy tên lửa dạng rắn và trong ‘bột sáng’ pháo hoa.

Nhôm

Silicon

Là một á kim giống như nhiều nguyên tố nhóm carbon, silicon có hỗn hợp tính chất khác lạ. Là nguyên tố dồi dào nhất trong lớp vỏ Trái Đất, silicon có trong đất đá ở khắp nơi. Dưới dạng silica, liên kết với hai nguyên tử oxygen, nó chiếm tròn 90 phần trăm lượng khoáng chất và là gốc gác của thủy tinh.

Giống như carbon, silicon có bốn electron hóa trị sẵn sàng hình thành liên kết, và rất có khả năng nó là cơ sở cho một sự sống ngoài hành tinh nào đó. Thế nhưng với hàm lượng silicon dồi dào trên hành tinh chúng ta như thế, tại sao bản thân chúng ta lại chẳng phải dạng sống gốc silicon chứ? Lời giải thích có thể nằm ở thực tế là lớp vỏ electron ngoài cùng của silicon ở xa hạt nhân hơn [so với carbon], và do đó có xu hướng hình thành các liên kết yếu hơn. Một vài nhóm sinh vật – đáng chú ý là bọt biển và trùng tia (radiolarian) – sử dụng silicon làm nên cơ thể của chúng, còn phần lớn sinh vật chọn calcium phosphate. Có lẽ silicon có khả năng tạo ra trí thông minh nhân tạo hơn là sự sống hữu cơ. Người ta có thể khắc các mạch điện tử lên những tinh thể cực kì tinh khiết, làm cho những con ‘chip’ chứa hàng tỉ bộ phận bán dẫn trong một diện tích cỡ bằng đầu móng tay.

Silicon

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm