Hiệp Khách Quậy Cảm xúc của bạn là gì khi bạn ngước nhìn lên bầu trời một đêm quang mây? Bạn có thấy khiếp sợ trước sự bao la của bầu trời hay không? Bạn có bao giờ hỏi cái gì đang xảy ra ở ngoài kia, giữa hằng hà sa số những kim châm ánh sáng nhấp nháy mà chúng ta gọi là sao, với số lượng ấn tượng đến mức dường như... Xin mời đọc tiếp.
Nhấp nháy, nhấp nháy
Cảm xúc của bạn là gì khi bạn ngước nhìn lên bầu trời một đêm quang mây? Bạn có thấy khiếp sợ trước sự bao la của bầu trời hay không? Bạn có bao giờ hỏi cái gì đang xảy ra ở ngoài kia, giữa hằng hà sa số những kim châm ánh sáng nhấp nháy mà chúng ta gọi là sao, với số lượng ấn tượng đến mức dường như chẳng có ý nghĩa gì. Người ta dễ quên thật sự chúng là gì: đó là những vạc lửa khổng lồ, lớn hơn Trái đất hàng triệu lần. Đối với những ngôi sao ở xa, phải mất nhiều năm thì những tên lửa nhanh nhất của chúng ta mới có thể đi tới láng giềng gần nhất của mình. Nhưng có một ngôi sao, các tên lửa của chúng ta có thể đi tới nơi chỉ trong vài ba tháng.
Ngôi sao gần Trái đất nhất là người bạn già nua cũ kĩ của chúng ta. Không có nó, chúng ta sẽ không có mặt nơi này. Mặt trời của chúng ta dung dường gần như toàn bộ sự sống trên Trái đất bằng sự ấm áp và ánh sáng của nó. Nhiệt sinh ra trong lòng nó và lan tỏa ra nhận chìm những hành tinh của nó là cái chúng ta trông đợi. Tác giả Douglas Adams nêu tóm lược sự thờ ơ của chúng ta một cách thật hay:
“Vài nghìn tỉ tỉ tấn hạt nhân hydrogen siêu nóng đang nổ từ từ dâng lên phía trên đường chân trời và trông có dáng nhỏ, lạnh, và hơi ẩm thấp”.
Các ngôi sao có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau và Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao thuộc loại trung bình. Nó đang ở tuổi trung niên và hơi nhỏ. Một nhà thiên văn vật lí sẽ nói với bạn rằng nó là một ngôi sao lùn G2, nhánh chính, màu vàng. Nghe không ấn tượng gì cho lắm phải không nào? Gần như có chút lúng túng nữa. Bạn có thể tưởng tượng cảnh những người ngoài hành tinh đến từ những ngôi sao lớn loại A, màu trắng như Vega hay Sirius dỏng tai xuống nghe ngóng chúng ta (mũi của họ có thể nằm phía trên đầu của họ). Nhưng trong thế giới sao, nhỏ cũng có cái lợi của nó.
Mỗi ngôi sao có một tuổi thọ nhất định có thể biến thiên từ một triệu đến nhiều tỉ năm. Tuổi thọ phụ thuộc vào cái đang xảy ra bên trong chúng và cái xảy ra này phụ thuộc vào khối lượng của chúng, tức số đo vật chất mà chúng chứa là bao nhiêu. Vậy thì cái gì xảy ra bên trong một ngôi sao? Ngày nay, chúng ta biết rằng mỗi ngôi sao là một cái nồi vũ trụ. Đa số các nguyên tử cấu tạo nên cơ thể của chúng ta được tổng hợp bên trong một ngôi sao nào đó từ lâu trước khi Mặt trời và hệ mặt trời của chúng ta ra đời; ngoài ra, ngôi sao đó không còn tồn tại nữa. Tôi hiểu dường như chúng ta đang đi lạc hướng khỏi câu chuyện chính của mình là một lỗ đen được tạo ra như thế nào, nhưng chu trình sống của một ngôi sao là cái thiết yếu cho câu chuyện này. Các ngôi sao trải qua một số pha hơi khác nhau trong quãng đời của chúng, mỗi pha luôn có sức cuốn hút hơn pha trước đó.
Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian
Jim Al-Khalili
Bản dịch của Thuvienvatly.com