Nguyên tố Đồng

Hiệp Khách Quậy Đồng là một trong những nguyên tố kim loại quan trọng nhất trong lịch sử và là một trong những nguyên tố đầu tiên được khai thác. Người ta ước tính đồng đã được sử dụng trong 10.000 năm qua; một dây chuyền bằng đồng được tìm thấy ở Iraq ngày nay có niên đại năm 8700 tCN. Tính dẻo của đồng, cũng như màu... Xin mời đọc tiếp.

Số nguyên tử: 29
Kí hiệu nguyên tố: Cu
Trọng lượng nguyên tử: 63,546
Màu sắc: đỏ-cam
Pha: rắn
Phân loại: kim loại chuyển tiếp
Điểm nóng chảy: 1085oC
Điểm sôi: 2562oC
Cấu trúc tinh thể: lập phương tâm diện

Nguyên tố Đồng

Đồng là một trong những nguyên tố kim loại quan trọng nhất trong lịch sử và là một trong những nguyên tố đầu tiên được khai thác. Người ta ước tính đồng đã được sử dụng trong 10.000 năm qua; một dây chuyền bằng đồng được tìm thấy ở Iraq ngày nay có niên đại năm 8700 tCN. Tính dẻo của đồng, cũng như màu sắc làm xao xuyến lòng người của nó, khiến nó lung linh hấp dẫn trong các thời đại; khi các nhà khảo cổ học khai quật Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, họ tìm thấy một hệ thống ống nước - ống nước làm từ vật liệu chứa đồng vẫn trong tình trạng phục vụ được sau 5000 năm.

Đồng giữ vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển văn minh Thời đại Đồng thiếc (3000 – 1000 tCN), khi nó được pha hợp kim với thiếc để tạo ra kim loại điển hình của thời kì đó, vật liệu lí tưởng cho chế tạo công cụ và vũ khí. Vào thời La Mã, đồng thiếc được sử dụng cho các vật dụng hằng ngày như đồng xu, dao cạo, nhạc cụ, đồ kim hoàn và bình đựng, đem lại nhu cầu rất lớn đối với đồ đồng và kích thích mậu dịch sôi nổi khắp vùng Địa Trung Hải.

Tên gọi copper của đồng có xuất xứ tiếng Latin cyprium, theo tên hòn đảo Cyprus, đó là hải cảng xuất khẩu đồng quan trọng vào thời xa xưa. Tên gọi sau đó được rút gọn thành cuprum, đó là gốc gác của kí hiệu nguyên tố Cu của đồng.

Nguyên tố Đồng

Đồng chưa pha tạp ở trạng thái oxy hóa của nó. Những chỗ bị ăn mòn có màu xanh lục. Đồng là một trong những nguyên tố kim loại được sử dụng nhiều nhất mà chúng ta có – với các ứng dụng bao gồm ống dẫn nước, dây điện, tiền xu và nhiều ngành kĩ thuật khác.

Bên cạnh vàng và bạc, đồng thuộc nhóm 11 của bảng tuần hoàn, và là một trong các kim loại chuyển tiếp. Những nguyên tố này có chung những đặc tính nhất định: chúng mềm và dễ dát mỏng, dễ uốn dẻo và là chất dẫn điện tốt. Sau bạc, đồng là kim loại có độ dẫn điện cao nhất, và việc sử dụng nó làm dây dẫn điện khiến ngày nay nó còn quan trọng hơn vào thời cổ đại. Giống như vàng và bạc, đồng được sử dụng để đúc tiền, nhưng nó là chất thông dụng nhất và kém giá trị nhất trong nhóm của nó. Phần lớn đồng ngày nay được dùng làm nhạc cụ, tấm lợp mái và ống dẫn nước, bộ trao đổi nhiệt và các hợp kim – đáng chú ý là pha với kẽm thành đồng thau.

Đồng để ngoài không khí dễ bị gỉ xanh hay gỉ đồng (đồng carbonate), nó có tính chống ăn mòn và đã được sử dụng trong tranh vẽ, công trình kiến trúc và tượng đài trong nhiều năm, bao gồm Lâu đài Mái Đồng thế kỉ 18 ở Warsaw, Ba Lan, và Tượng Nữ thần Tự do ở Hải cảng New York, nước Mĩ. Lớp bọc đồng được sử dụng cho các con tàu gỗ để giúp chúng chống hàu bám, tảo biển và sâu đục, nhờ đó tăng tốc độ và tối đa tuổi thọ của thân tàu. Những con tàu mà Christopher Columbus giương buồm hồi thế kỉ 15 là thuộc loại này.

Đồng cần thiết cho sự tồn vong của mọi sinh vật sống. Trong cơ thể người, đồng kết hợp với các protein sinh ra các enzyme. Các enzyme này tác dụng như chất xúc tác làm giải phóng năng lượng khỏi các tế bào, vận chuyển melanin cho sắc tố da, và duy trì các mô liên kết (nhất là ở tim và động mạch). Một người trưởng thành cần khoảng 1,2 mg (0,0004 oz) đồng mỗi ngày và các nguồn cấp chủ yếu gồm hải sản, thịt, quả hạnh, hạt hướng dương và cám ngũ cốc.

Trích The Periodic Table – Paul Parsons & Gail Dixson

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm