Hiệp Khách Quậy Kẽm là nguyên tố vi lượng đối với con người, động vật và thực vật. Có hơn 20 loại enzyme có chứa kẽm, và những enzyme này giúp điều khiển sự phát triển, tăng trưởng, tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ sinh sản của chúng ta. Tinh dịch có chứa nhiều kẽm, và các nhà khoa học tin rằng hàm lượng thấp nguyên tố... Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 30
Kí hiệu nguyên tố: Zn
Trọng lượng nguyên tử: 65,409
Màu sắc: trắng xanh
Pha: rắn
Phân loại: kim loại chuyển tiếp
Điểm nóng chảy: 420oC
Điểm sôi: 907oC
Cấu trúc tinh thể: lục giác
Kẽm là nguyên tố vi lượng đối với con người, động vật và thực vật. Có hơn 20 loại enzyme có chứa kẽm, và những enzyme này giúp điều khiển sự phát triển, tăng trưởng, tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ sinh sản của chúng ta. Tinh dịch có chứa nhiều kẽm, và các nhà khoa học tin rằng hàm lượng thấp nguyên tố này có thể làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.
Các nguồn dinh dưỡng chứa kẽm bao gồm thịt tươi, gan, phó mát, con hàu, men bia, nước ép quả thích và cám. Thiếu kẽm ở người có thể dẫn tới chậm lớn và ảnh hưởng đến phát triển giới tính, tình trạng được nêu ra vào năm 1968 bởi nhà hóa sinh học người Ấn Độ Ananda Prasad, người đã nghiên cứu bệnh thiếu kẽm ở người và động vật. Prasad trở thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về bệnh thiếu kẽm ở người, và đã tiến hành các nghiên cứu quy mô ở Ai Cập, nơi đất đá khan hiếm kẽm và hệ quả là nhiều người bị chậm phát triển. Prasad và đội của ông tìm thấy rằng việc cung cấp dinh dưỡng với kẽm sulfate là giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
Hàm lượng kẽm thấp có trong đất là một trong những tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất ở đất nông nghiệp và đặc biệt gây ảnh hưởng cho gieo trồng ngũ cốc. Không có đủ lượng kẽm, sản lượng hoa màu có thể bị giảm sút nghiêm trọng, thành ra có tác động lớn đối với nguồn cung lương thực và hàm lượng chất dinh dưỡng. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở châu Phi, Nam Mĩ, Trung Quốc và Ấn Độ. Bón kẽm vào đất ở những khu vực gieo trồng là tốt cho nông dân (hưởng lợi từ sản lượng cao hơn) lẫn khách hàng tiêu thụ (hưởng lợi từ lượng kẽm nhiều hơn trong bữa ăn). Những cây lương thực chính như lúa gạo, lúa mì và ngô đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm, một số loại trái cây và rau cải cũng vậy.
Kẽm là một kim loại màu trắng xanh, sáng bóng. Nó có nhiều vai trò trong sinh học; cơ thể người có khoảng 4 g (0,14 oz) kẽm.
Loài người đã biết tới kẽm từ rất sớm. Pliny the Elder, tác giả quyển Lịch sử Tự nhiên, có nhắc tới một thuốc mỡ có thể dùng để xoa dịu và làm lành vết thương, và các nhà khoa học tin rằng thuốc này có thể chứa kẽm oxide. Kẽm được nhận ra chính thức bởi nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf vào năm 1746, ông đã kiểm tra quặng calamine và thu được kẽm bằng cách nung quặng với carbon. Marggraf nhận ra ông đã tách được một kim loại trước đó chưa biết, mặc dù người ta đã luyện kẽm trong nhiều thế kỉ ở Ba Tư, Trung Quốc và Ấn Độ.
Calamine lotion (một hỗn hợp của kẽm và sắt oxide) và thuốc kẽm đã được sử dụng để điều trị các bệnh về da như chàm bội nhiễm, bỏng, và cháy nắng trong nhiều năm.
Hơn 11 triệu tấn kẽm được sản xuất toàn cầu mỗi năm, và những khu vực khai khoáng chính là ở Canada, Australia, Mĩ và Peru. Ít nhất 55% kẽm được dùng để mạ kẽm cho thép và bảo vệ nó khỏi ăn mòn: 17% được dùng để chế tạo các hợp kim đúc và 12% được dùng để sản xuất đồng thiếc và đồng thau.
Kẽm trông có vẻ là một nguyên tố của thực tiễn, nhưng nó cũng có phương diện thẩm mĩ nữa. Tấm lợp kẽm đã trở thành bắt buộc trong việc lợp mái ở Paris vào thập niên 1860, và điều này đã mang lại ánh bạc cho thành phố, gây cảm hứng cho các họa sĩ kể từ đó.
Trích The Periodic Table – Paul Parsons & Gail Dixson