Processing math: 100%

Đã rõ nguyên nhân một số loài khỉ nhiễm SIV không phát triển thành AIDS

Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học vừa tìm ra một nguyên nhân khả dĩ giải thích vì sao một số con khỉ không phát triển AIDS, mặc dù chúng bị nhiễm cái tương đương với HIV. Xin mời đọc tiếp.

Các nhà khoa học vừa tìm ra một nguyên nhân khả dĩ giải thích vì sao một số con khỉ không phát triển AIDS, mặc dù chúng bị nhiễm cái tương đương với HIV.

Các kết quả trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn HIV sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những cá thể khác nhau.

Giáo sư miễn dịch học Miles Davenport ở trường Đại học New South Wales, Australia, và các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu của họ trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B vào hôm qua, 29/06.

Davenport cho biết người ta đã biết khoảng 5 đến 10 năm nay rằng một số loài khỉ không bị bệnh AIDS, mặc dù bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở khỉ (SIV), tương đương ở loài khỏi của HIV.

alt

Các kết quả trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn HIV sẽ tác động như thế nào đến từng cá thể khác nhau. (Ảnh: Sebastian Kaulitzki/iStockphoto)

“Những con vật này dường như có sự lây nhiễm rất giống với HIV ở người nhưng chúng không bị bệnh”, ông nói.

Ông nói người ta nghĩ những loài khoáng AIDS này là những con vật chủ tự nhiên của SIV, chúng đã đồng tiến hóa với virus trong một thời gian dài.

“Người ta nghĩ chúng đã đạt tới một số dạng cân bằng trong đó virus tồn tại nhưng không gây bệnh cho vật chủ”, Davenport nói.

Trái lại, ông nói HIV được cho là chỉ mới nhiễm với loài người gần đây và do đó chưa có cơ hội đồng tiến hóa.

Nhưng, Davenport nói, các nhà khoa học không thể xác định rõ cái gì đã biến đổi ở vật chủ hay virus để cho phép chúng đồng thời tồn tại.

“Đó vẫn là một câu hỏi mở; cơ chế những con vật này kiềm chế virus để sống khỏe mạnh”, ông nói.

Sự hoạt hóa các tế bào T

Davenport nói cách đây 5 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy các tế bào T trong các vật chủ tự nhiên của SIV có “sự hoạt hóa” thấp hơn các tế bào ở khỉ bị bệnh do virus đó.

Sự hoạt hóa liên quan đến sự sinh sôi của các tế bào T có thể xảy ra đối với một virus, nhưng cũng có thể xảy ra với một sự giảm số lượng tế bào T.

Khi một virus như SIV lây nhiễm và tiêu diệt hết các tế bào T, thì “phản ứng bình ổn” này là nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào T trở lại.

Nhưng có nhiều tế bào T bị hoạt hóa hơn, thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn, vì virus ‘thích’ lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào T đã hoạt hóa.

Các thí nghiệm trên khỉ

Các đồng nghiệp của Davenport ở Mĩ đã so sánh hoạt tính tế bào T ở những người nhiễm HIV và những con khỉ nhiễm SIV.

Các con khỉ bao gồm khỉ nâu Rhesus dễ mắc AIDS và hai loài khỉ kháng AIDS – khỉ Sooty Madagasca và khỉ Mandrills.

Họ nhận thấy ở người và khỉ Rheus, phản ứng bình ổn (sự hoạt hóa tế bào T) cao hơn nhiều so với ở loài Sooty Madagasca và Mandrills.

Davenport cùng các đồng sự đề xuất rằng những con khỉ kháng AIDS ít bị lây nhiễm bởi virus hơn do hệ miễn dịch của chúng không “phản ứng thái quá” với sự giảm tế bào T xảy ra trong quá trình lây nhiễm.

Còn ở những loài dễ mắc AIDS, sự hoạt hóa cao hơn của các tế bào T có thể tác dụng như “đổ thêm dầu vào lửa” của sự nhiễm bởi việc cung cấp thêm các tế bào sinh sôi cho sự lây nhiễm.

Nghiên cứu tương lai

Một số ít người bị nhiễm HIV cũng không chuyển sang giai đoạn AIDS.

Trong tương lai, Davenport nói, sẽ thật thú vị để xem những người này – giống như những con khỉ kháng AIDS – có một phản ứng bình ổn thấp hay không.

Nếu có thể ngăn chặn phản ứng bình ổn trước sự giảm tế bào T do sự nhiễm HIV, thì đây có thể là một cách để ngăn chặn AIDS phát triển từ sự lây nhiễm virus.

Nhưng, Davenport nói, không rõ ở giai đoạn này người ta có thể làm như thế mà không gây ra tác dụng phụ gì ngoài mong muốn hay không.

  • Trung Thiên (theo abc.net.au)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm